Phải đảm bảo 60% thời lượng đào tạo nghiệp vụ sư phạm

Một lần nữa những bất cập và yếu kém trong giáo dục bậc phổ thông đã được đưa ra phân tích tại hội thảo khoa học “Cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông” do nhóm nghiên đề tài khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông” chủ trì diễn ra hôm 2-8 tại TPHCM. 

(SGGP).- Một lần nữa những bất cập và yếu kém trong giáo dục bậc phổ thông đã được đưa ra phân tích tại hội thảo khoa học “Cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông” do nhóm nghiên đề tài khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông” chủ trì diễn ra hôm 2-8 tại TPHCM. 

Tại hội thảo, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Chủ nhiệm đề tài, khẳng định: “Giáo viên phải là nhà giáo dục, bằng chính nhân cách của mình để tác động đến việc hình thành nhân cách của học sinh. Vai trò truyền thụ kiến thức của người thầy tuy vẫn tiếp tục có ý nghĩa nhưng vai trò hướng dẫn, tổ chức, tư vấn đối với người học để họ tự thực hiện mọi nhiệm vụ nhận thức và phát triển kỹ năng cần thiết hơn. Giáo viên cũng phải có năng lực cảm hóa người học, giúp họ hình thành cảm xúc, thái độ, hành vi đúng đắn...”.

Đánh giá về thực trạng giáo viên phổ thông hiện nay, PGS - TS Vũ Trọng Rỹ cho rằng giáo viên hiện nay đa số chưa nhận thức đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ của mình mà mới chỉ dừng lại ở vai trò người dạy hay mới chỉ nắm được nội dung sách giáo khoa chứ chưa nắm được tính chỉnh thể của chương trình. Trong khi đó, GS Đinh Quang Báo, Viện Nghiên cứu sư phạm nhìn nhận từ góc độ đầu vào: “Đầu vào thấp khó có thể có giáo viên giỏi. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, những trường trọng điểm như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội thì điểm chuẩn tuyển sinh 3 năm qua đang giảm dần. Nhiều trường sư phạm trên cả nước phải tuyển sinh NV2, NV3 mới đủ chỉ tiêu”.

Theo GS Đinh Quang Báo, hiện các trường chỉ chú trọng dạy kiến thức chuyên môn, nên chỉ tạo ra  “thợ dạy” chứ không phải “nhà giáo dục”. Do đó, cấu trúc nội dung đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm phải đảm bảo ít nhất 60% thời lượng đào tạo nghiệp vụ sư phạm, 10%-15% cung cấp kiến thức đại cương, 20% cung cấp kiến thức chuyên môn.

Trước thực trạng này, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 3 nhóm giải pháp đồng bộ gồm: đổi mới cơ cấu hệ thống đào tạo giáo viên phổ thông, đổi mới căn bản phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và sửa đổi chính sách để khôi phục vị thế xã hội nhà giáo, chấn hưng nghề dạy học.

M. QUANG

  • Năm học 2012 - 2013: Phát triển đội ngũ nhà giáo

(SGGP). – Bộ GD-ĐT vừa ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012 - 2013. Theo đó, năm học này, toàn ngành sẽ tập trung thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm gồm: Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; công tác kế hoạch, tài chính và tăng cường cơ sở vật chất.

Trong đó, giáo dục mầm non sẽ tập trung chỉ đạo, phấn đấu thực hiện đúng lộ trình đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; củng cố, mở rộng quy mô, mạng lưới và loại hình các cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương; tổ chức, thực hiện chương trình mầm non mới trên phạm vi toàn quốc… Với giáo dục phổ thông, tiếp tục rà soát, đánh giá thường xuyên chương trình, SGK; tập trung chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học; hướng dẫn và thu hút nhiều học sinh THPT nghiên cứu, sáng tạo KH-CN; mở rộng diện học sinh được học 2 buổi/ngày…

L.NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục