Ứng dụng hiệu quả “Bộ kết nối kính hiển vi và máy vi tính” vào ngành y tế và giáo dục

Vừa qua, Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S. Ting (Liên doanh Phú Mỹ Hưng) phối hợp với Khoa Điện tử - Viễn thông Trường Đại học Khoa học tự Nhiên TPHCM đã sơ kết rút kinh nghiệm chương trình “Bộ kết nối kính hiển vi và máy vi tính” với sự tham dự của hơn 200 đại diện là lãnh đạo các sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT, giáo viên của các trường THCS, THPT khu vực phía Nam. Sau 4 năm đưa vào sử dụng (từ 2008 đến nay), các thiết bị ứng dụng trong chương trình đã phục vụ rất hiệu quả các môn học thực nghiệm, làm thay đổi quan điểm dạy thực nghiệm của các thầy cô giáo.

Vừa qua, Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S. Ting (Liên doanh Phú Mỹ Hưng) phối hợp với Khoa Điện tử - Viễn thông Trường Đại học Khoa học tự Nhiên TPHCM đã sơ kết rút kinh nghiệm chương trình “Bộ kết nối kính hiển vi và máy vi tính” với sự tham dự của hơn 200 đại diện là lãnh đạo các sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT, giáo viên của các trường THCS, THPT khu vực phía Nam. Sau 4 năm đưa vào sử dụng (từ 2008 đến nay), các thiết bị ứng dụng trong chương trình đã phục vụ rất hiệu quả các môn học thực nghiệm, làm thay đổi quan điểm dạy thực nghiệm của các thầy cô giáo.

Với bộ thiết bị mới này, các tế bào, sinh vật nhỏ… được phóng to nhiều lần và đưa lên màn hình máy tính cùng kết nối với máy tính chủ, giúp các học sinh cùng quan sát và thảo luận trực tiếp.

Hiện nay, thiết bị này cũng đã được ứng dụng trong cả lĩnh vực y tế, phòng thí nghiệm, kết hợp với phần mềm quản lý hồ sơ bệnh án, giải phẫu bệnh (hội chẩn nhanh từ ngoài phòng phẫu thuật), giúp ích nhiều trong việc khám chữa bệnh… Đến nay chương trình “Bộ kết nối kính hiển vi và máy vi tính” đã tài trợ 387 bộ thiết bị cho các trường học trên cả nước, riêng tại TPHCM được trang bị 144 bộ; 26 bộ cho các bệnh viện trên cả nước với tổng kinh phí hơn 1,9 tỷ đồng.  

Th.Ng.

Tin cùng chuyên mục