Cần chế tài đối với học sinh cử tuyển không về địa phương công tác

Chiều 11-9, Bộ GD-ĐT tổ chức sơ kết 6 năm thực hiện Nghị định số 134/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp (ĐH, CĐ, TC) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2007-2013. Bộ GD-ĐT cho biết, giai đoạn 2007-2013, số học sinh các dân tộc được cử tuyển vào các trường ĐH, CĐ là 12.805 em, đạt 88% so với chỉ tiêu. Số học sinh cử tuyển vào TC là trên 2.000 em. Về tỷ lệ bố trí việc làm cho các em sau khi ra trường, theo báo cáo của Bộ GD-ĐT trong 2 năm học (2007-2008, 2008-2009), đến nay mới chỉ có 852 em được bố trí việc làm trên tổng số 2.132 em đã tốt nghiệp, chiếm 40% và có 95% học sinh TC tốt nghiệp ra trường được bố trí việc làm.

(SGGP).- Chiều 11-9, Bộ GD-ĐT tổ chức sơ kết 6 năm thực hiện Nghị định số 134/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp (ĐH, CĐ, TC) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2007-2013. Bộ GD-ĐT cho biết, giai đoạn 2007-2013, số học sinh các dân tộc được cử tuyển vào các trường ĐH, CĐ là 12.805 em, đạt 88% so với chỉ tiêu. Số học sinh cử tuyển vào TC là trên 2.000 em. Về tỷ lệ bố trí việc làm cho các em sau khi ra trường, theo báo cáo của Bộ GD-ĐT trong 2 năm học (2007-2008, 2008-2009), đến nay mới chỉ có 852 em được bố trí việc làm trên tổng số 2.132 em đã tốt nghiệp, chiếm 40% và có 95% học sinh TC tốt nghiệp ra trường được bố trí việc làm.

Các ý kiến của đại diện những trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Luật Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, Sơn La, Hà Giang... đều nhận định chính sách cử tuyển có ý nghĩa lớn đối với phát triển nguồn nhân lực các tỉnh. Tuy nhiên, chất lượng đầu vào còn hạn chế; mối quan hệ giữa trường đào tạo và địa phương có học sinh cử tuyển còn lỏng lẻo (có trường hợp học sinh bỏ học 2-3 năm, tỉnh mới biết do trường không thông báo; trường thì không rõ các em học xong có về địa phương công tác hay không); cơ cấu ngành nghề cử tuyển còn bất cập, chủ yếu là y dược, thiếu nông lâm, kinh tế… Nhiều ý kiến đề nghị cho phép các trường xét tuyển đầu vào của học sinh cử tuyển; có chế tài đối với các thí sinh bỏ học, hoặc không tham gia công tác ở địa phương để tránh lãng phí tiền của Nhà nước.

LÂM NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục