Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục-Đào tạo

(SGGPO). - Chiều 19-9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đã gặp mặt báo chí thông báo về báo cáo tóm tắt đề án “đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục-Đào tạo

(SGGPO). - Chiều 19-9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đã gặp mặt báo chí thông báo về báo cáo tóm tắt đề án “đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực

Ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GD-ĐT cho biết, đề án này đã được trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ương (BCH TƯ) 6 (khóa XI). Tuy nhiên, BCH TƯ cho rằng đây là vấn đề lớn, hệ trọng và phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, tạo sự thống nhất cao để ban hành nghị quyết vào một thời điểm thích hợp. BCH TƯ đã giao Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo TƯ tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh đề án đề trình BCH TƯ trong tháng 10-2013.

Học sinh Trường THCS Hồng Bàng, quận 5, TPHCM trong giờ thi học kỳ môn tiếng Anh. Ảnh: Mai Hải

Học sinh Trường THCS Hồng Bàng, quận 5, TPHCM trong giờ thi học kỳ môn tiếng Anh. Ảnh: Mai Hải

Theo Bộ GD-ĐT, so với dự thảo đề án trình Hội nghị TƯ 6, dự thảo lần này đã chỉnh sửa, bổ sung và làm sáng tỏ nhiều nội dung. Cụ thể, đã thể hiện sự thẳng thắn, đúng mức hơn trong đánh giá thực trạng, nguyên nhân; làm rõ hơn mối liên hệ về nội dung giữa các phần của đề án. Đổi mới không có nghĩa làm lại tất cả, từ đầu mà củng cố, phát huy các thành tựu và điển hình đổi mới mà còn phải kiên quyết chấn chỉnh những lệch lạc, những việc làm trái quy luật, phát triển những nhân tố tích cực mới...Đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp..

Đề án cũng đề ra các mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT tới năm 2030. Theo đó, mục tiêu tổng quát là tạo chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục; khắc phục cơ bản các yếu kém kéo dài đang gây bức xúc trong xã hội để GD-ĐT trở thành một nhân tố quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và hội nhập quốc tế. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. Xây dựng nền giáo dục mở, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt..
 
Kết quả tốt nghiệp THPT làm căn cứ tuyển sinh đại học

Về mục tiêu cụ thể, đề án đề ra mục tiêu cho từng cấp học, trong đó đáng chú ý hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, thực hiện miễn học phí trước năm 2020 cho đối tượng này. Thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020. Giáo dục đại học tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao...

Để đạt tới các mục tiêu này, đề án đề ra 9 giải pháp thực hiện. Thứ nhất là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với quá trình đổi mới giáo dục, trước hết là đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc tư duy giáo dục. Thứ hai là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục (mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục) theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Thứ ba , đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực, khách quan. Trong đó, đề án nêu rõ sẽ đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng sử dụng được kết quả này để làm căn cứ cho tuyển sinh vào đại học. Đổi mới phương thức thi đại học theo hướng kết hợp kết quả giáo dục phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo. Bên cạnh đó là các giải pháp đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, tăng cường cơ sở vật chất, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục...

Ông Bùi Mạnh Nhị nhấn mạnh, đáng chú ý trong đề án này, ngành giáo dục đề nghị được chủ động đề xuất về vấn đề nhân sự và tài chính. Vì hiện nay, 2 vấn đề quan trọng nhất là con người và tài chính thì ngành giáo dục đều không được chủ động.

 Về cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, Đề án đề xuất trong những năm trước mắt, vẫn duy trì hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm như hiện nay. Về lâu dài vấn đề này vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu.

-Sẽ thực hiện tích hợp và phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Theo đó, dạy học tích hợp các môn học ở tiểu học, trung học cơ sở (THCS). Ở 2 bậc học này, ngoài những môn học bắt buộc, học sinh sẽ được chọn thêm các chủ đề. Sau THCS, học sinh sẽ phân luồng: học ở trường trung học phổ thông  (THPT) hoặc học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Còn ở hệ THPT sẽ tiến hành dạy học phân hóa theo hướng tự chọn, đặc biệt là cuối cấp THPT. Sẽ bỏ hình thức phân ban, chuyển sang dạy học tự chọn. Học sinh lớp 11, 12 sẽ học rất ít các môn bắt buộc vì thế có thời gian học các môn tự chọn. 


PHAN THẢO

Tin cùng chuyên mục