Môn Toán: Thí sinh dễ đạt điểm trung bình

(SGGPO).- Sau khi kết thúc phần thi môn Toán trong sáng ngày 1-7, ThS. Ngô Thanh Sơn (Trường THPT Vĩnh Viễn - TPHCM) đã có nhận xét về đề thi môn Toán. Nhìn chung, các câu dễ trong đề khá nhiều, giúp phần lớn thí sinh có thể làm được để đạt yêu cầu xét tốt nghiệp, đồng thời cũng giúp các học sinh khá giỏi có nhiều thời gian hơn để tập trung làm những câu khó. Học sinh trung bình có khả năng làm được 5,5 điểm. Học sinh khá có thể đạt được 8 - 9  điểm. Học sinh giỏi và xuất sắc mới có thể làm được trọn vẹn đề thi.

Như vậy với đề thi này, bộ giáo dục đã đạt được mục đích có một đề thi vừa đảm bảo yêu cầu xét tốt nghiệp cho phần lớn học sinh, vừa đảm bảo tính phân loại cho các học sinh khá giỏi xét tuyển đại học.

Cụ thể, đề thi năm nay có 10 câu bao gồm 11 ý .

- Câu 1 (1 điểm) : là câu khảo sát và vẽ đồ thị hàm số. Đây có lẽ là lần đầu tiên trong các kỳ thi quốc gia câu đồ thị hàm số chỉ yêu cầu vẽ đồ thị mà không có câu hỏi phụ. Đề lại cho hàm bậc 3 là hàm dễ nhất trong chương trình nên mọi học sinh đều sẽ giải được câu này.

- Câu 2 (1 điểm) : là câu tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất của hàm số trên một đoạn. Học sinh trung bình yếu có thể làm trọn vẹn.

- Câu 3 (1 điểm): gồm 2 ý : tìm phần thực phần ảo của số phức và giải phương trình Lôgarít. Cả 2 ý đều rất dễ, dễ hơn hoặc ngang với đề tốt nghiệp mọi năm. Học sinh trung bình có thể lấy được 1 điểm này.

- Câu 4 (1 điểm) : là câu tích phân từng phần ở dạng đơn giản nhất. Học sinh chỉ cần đặt u, dv sau đó ráp công thức rồi tính một bước là ra đáp số.

- Câu 5 (1 điểm) : là câu hình học Oxyz đề yêu cầu viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước và tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng đó với một mặt phẳng đã cho. Câu này còn dễ hơn những bài tập các em được luyện tập trên lớp. Học sinh trung bình dễ dàng làm trọn vẹn.

- Câu 6  (1 điểm) : gồm 2 ý :

+ Ý thứ nhất: tính giá trị của một biểu thức lượng giác. Do đề không cho góc  nằm trong khoảng nào nên học sinh phải biết công thức tính  theo . Học sinh trung bình khá có thể giải được ý này.

+ Ý thứ hai : là một câu hỏi xác suất khá đơn giản. Tuy nhiên do đề minh họa của bộ giáo dục  cho câu xác suất khá khó nên một số học sinh trung bình sẽ không ôn câu này.

Câu 7 (1 điểm) : là câu hình học không gian có dạng hình chóp có cạnh bên vuông góc đáy. Học sinh trung bình có thể giải được ý tính thể tích hình chóp. Tuy nhiên ý sau là tính khoảng cách giữa hai đường chéo nhau, học sinh trung bình sẽ không giải được, vì đa số các em chỉ luyện tập dạng tìm khoảng cách từ điểm  tới mặt phẳng.

- Câu 8 (1 điểm) : là câu hình Oxy, câu này có độ khó dễ hơn hẳn so với các câu hình Oxy trong các đề thi đại học năm 2014. Học sinh khá có thể làm trọn vẹn câu này.

- Câu 9  (1 điểm): là câu giải phương trình vô tỷ. Cũng giống như đề minh họa của bộ giáo dục, trong đề thi chính thức đã không ra câu hệ phương trình. Phương trình này sẽ giải bằng cách liên hợp để tìm ra nghiệm . Sau đó ta phải dùng phương pháp hàm số để tìm ra nghiệm vô tỷ còn lại. Học sinh khá có thể giải được ý đầu tiên, nhưng chỉ học sinh mới có thể tìm ra nghiệm vô tỷ còn lại.

- Câu 10 (1 điểm) : là câu tìm giá trị lớn nhất của biểu thức P có tính đối xứng. Tuy nhiên, dấu bằng lại xảy ra khi các biến không bằng nhau đều này gây không ít khó khăn cho học sinh. Chỉ có học sinh xuất sắc mới giải được câu này.

ThS. Ngô Thanh Sơn

(Trường THPT Vĩnh Viễn - TPHCM)

Tin cùng chuyên mục