Hai ông lão bất hạnh

“Em cứ để anh đan cho xong cái rổ này để nếu có ai hỏi mua thì mình bán kiếm vài đồng bạc cũng đỡ. Anh mù không giúp gì được cho em, cứ để em lo hoài vất vả cho em cả đời vậy sao. Em cũng già rồi, sức đâu mà đi cày cuốc ngoài đồng ruộng để mà nuôi anh nữa”, ông Võ Rặm (94 tuổi, ở xóm An Thành, thôn An Thạnh 1, xã Bình Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) vừa mò mẫm hai bàn tay đan rổ tre vừa nói với người em là Võ Tri (87 tuổi) ngồi cạnh mình.
Hai ông lão bất hạnh

“Em cứ để anh đan cho xong cái rổ này để nếu có ai hỏi mua thì mình bán kiếm vài đồng bạc cũng đỡ. Anh mù không giúp gì được cho em, cứ để em lo hoài vất vả cho em cả đời vậy sao. Em cũng già rồi, sức đâu mà đi cày cuốc ngoài đồng ruộng để mà nuôi anh nữa”, ông Võ Rặm (94 tuổi, ở xóm An Thành, thôn An Thạnh 1, xã Bình Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) vừa mò mẫm hai bàn tay đan rổ tre vừa nói với người em là Võ Tri (87 tuổi) ngồi cạnh mình.

Hai anh em ông Rặm và ông Tri trong căn nhà nghèo.

Hai anh em ông Rặm và ông Tri trong căn nhà nghèo.

Nghe ông Rặm nói vậy, ông Tri ứa nước mắt, đưa tay sang nắm chặt lấy bàn tay người anh ruột của mình, nói: “Em nghèo nhưng không thể bỏ mặc anh được. Em sẽ chăm cho anh đến khi không còn sức. Anh đừng lo gì cả”.

Căn nhà nhỏ nằm khuất sâu trong xóm núi An Thành là nơi cư ngụ của hai anh em ông Rặm và ông Tri cùng vợ của ông Tri là bà Bùi Thị Triêng (81 tuổi). Cả 3 đều đã đến cái tuổi cổ lai hy, không còn đủ sức để bám trụ với nghề nông. Được 3 tháng tuổi, trong một cơn đau bất thường, ông Rặm bị mù hai mắt. Sau này, khi cha mẹ không còn, ông Tri một tay chăm lo cho người anh bị mù. Tình anh em của hai ông lão sâu đậm vô cùng, mặc cho cái nghèo đeo bám. Thời đạn bom, trải qua bao phen sinh tử, hai anh em ông cũng vượt qua. Mỗi lần bom đạn đổ xuống làng, ông Tri lại cõng người anh mù chạy nạn tứ phương.

Trải qua hơn nửa đời người, cái nghèo vẫn chưa buông tha anh em lão. Mắt mù, 3 ngày lần mò đan rổ, ông Rặm mới đan xong được một cái rổ tre, nếu bán cũng chưa tới 20.000 đồng. Số tiền bán rổ mỗi ngày cũng chỉ đủ mua được ít thịt cá cho cả 3 người già trong gia đình ăn cho đỡ thèm.

Vợ chồng ông Tri ngày qua ngày cố gắng làm lụng vài sào ruộng nhưng làm ra được hạt gạo, củ khoai nào thì cũng đều bán lấy tiền lo thuốc men cho người anh và chữa bệnh già cho vợ chồng. Tiền thương binh ông Tri nhận được mỗi tháng cũng chẳng thấm vào đâu so với tiền thuốc men cho người anh mù. Tay trái của ông Tri cũng thường xuyên bị những cơn đau hành hạ do mảnh đạn găm vào tay đeo bám mãi từ thời chiến tranh đến giờ. Bữa cơm của 3 người già chủ yếu là cơm trắng và rau rừng hái trên núi.

Hôm chúng tôi đến nhà, ông Tri mang 3 trái xoài ra đãi khách. Ông nói: “Sống khổ riết rồi thành quen với cái khổ, cái nghèo. Đời mình như thế đành chịu. Vợ chồng tôi khổ thì chịu được, chỉ thương anh Rặm mù lòa phải sống khổ sống sở cùng mình”. Chúng tôi quay sang hỏi ông Rặm muốn gì lúc này, ông Rặm ngưng đan rổ cười móm mém nói: “Chỉ mong chết sớm đi cho em tôi bớt khổ”.

Nghe ông Rặm nói vậy, chúng tôi hiểu nỗi lòng của ông. Chỉ vì nghèo nên ông nghĩ thế chứ nếu không có cái nghèo đeo bám thì hẳn ông Rặm sẽ nghĩ khác hơn, ví như mong cho đôi mắt sáng trở lại.

VÕ MINH HUY

Tin cùng chuyên mục