Làm gì để cải thiện môi trường đầu tư?

Chưa bao giờ vấn đề tạo điều kiện kinh doanh, tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp được chính quyền từ Trung ương đến địa phương quan tâm nhiều như vậy. Rất nhiều cuộc tiếp xúc của lãnh đạo với doanh nghiệp diễn ra gần đây, điều đó phần nào tạo sự yên tâm cho người kinh doanh. Thế nhưng, vì sao các doanh nghiệp nước ngoài vẫn cho rằng, sự thay đổi của hệ thống pháp luật Việt Nam chính là rủi ro lớn nhất đối với nhà đầu tư?
Làm gì để cải thiện môi trường đầu tư?

Chưa bao giờ vấn đề tạo điều kiện kinh doanh, tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp được chính quyền từ Trung ương đến địa phương quan tâm nhiều như vậy. Rất nhiều cuộc tiếp xúc của lãnh đạo với doanh nghiệp diễn ra gần đây, điều đó phần nào tạo sự yên tâm cho người kinh doanh. Thế nhưng, vì sao các doanh nghiệp nước ngoài vẫn cho rằng, sự thay đổi của hệ thống pháp luật Việt Nam chính là rủi ro lớn nhất đối với nhà đầu tư?

Luật Doanh nghiệp: Trên to dưới túm!

Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 1-7-2015 là hai luật quan trọng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Những tưởng chỉ có ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới phải đăng ký, đâu ngờ… trên to, dưới vẫn túm! Theo quy định pháp luật là người dân được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, mọi người kỳ vọng vào một sự cởi mở hơn, nào ngờ, khi triển khai thực hiện thì các văn bản dưới luật vẫn hướng dẫn… như cũ! Mọi người kinh doanh vẫn phải đăng ký ngành nghề, vẫn phải tra từng mã ngành, điền mã ngành, rồi lại không ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, để rồi “đẻ” ra thêm thủ tục xác nhận ngành nghề!

Sản xuất đèn Led tại một doanh nghiệp trong nước (Ảnh: THÀNH TRÍ)

Trong khi đó, nghe đâu sở dĩ luật không bắt đăng ký ngành nghề mà văn bản dưới luật buộc phải đăng ký là để… thống kê ngành nghề, điều tiết nền kinh tế! Nghị định, thông tư không những gây khó cho doanh nghiệp mà mục tiêu thống kê cũng ảo, bởi để biết trên thực tế doanh nghiệp đã kinh doanh ngành nào thì phải thống kê từ cơ quan thuế. Chỉ có cơ quan thuế mới nắm doanh số, lợi nhuận phát sinh của ngành nghề kinh doanh, vì doanh nghiệp thường đăng ký “phòng hờ” nhiều ngành nghề, nhưng kinh doanh chỉ vài ngành.

Đó chính là những điều bất hợp lý trong quy định pháp luật, cũng là rào cản đối với doanh nghiệp, trong khi Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo việc triển khai thi hành hai luật này nhằm tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thêm động lực cho việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Cần phải rút gọn thủ tục

Tác động của những rào cản về pháp luật, quy trình thủ tục càng rõ nét hơn khi Nhà nước hội nhập sâu rộng, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, quý 1 vừa qua tăng trưởng kinh tế bị suy giảm khi GDP chỉ đạt 5,46%, thấp hơn con số 6,02% cùng kỳ năm trước.

Do vậy, Thủ tướng Chính phủ đã cấp tốc yêu cầu các bộ, cơ quan có liên quan tập trung thực hiện nghiêm các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư với nỗ lực cao nhất, nhằm bảo đảm thực thi đầy đủ, nhất quán các quy định của luật gắn với việc triển khai Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư. Không được đặt ra các rào cản, điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý, gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp.

Đồng thời, Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thống nhất phạm vi điều kiện đầu tư kinh doanh, phân biệt rõ với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, làm cơ sở cho việc xác định điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong từng lĩnh vực phải rà soát các thông tư, quyết định có quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh để tổng hợp, xây dựng nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh để trình Chính phủ trước ngày 30-5-2016 theo trình tự, thủ tục rút gọn. Qua đó, cũng xem xét lại các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cho phù hợp thực tế. Cụ thể là rà soát, đánh giá đầy đủ những vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, đặc biệt là những vướng mắc có liên quan đến quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, nhà ở, đô thị, bất động sản, đấu thầu, môi trường, thương mại, giáo dục, công nghệ... để xây dựng nghị định mới giải quyết triệt để những vướng mắc trên.

HÀN NI

Tin cùng chuyên mục