Thế giới đau đầu chống tội phạm mạng

Lần đầu tiên trong bài phát biểu công khai trước giới truyền thông, ông Jonathan Evans, Tổng Giám đốc Cơ quan tình báo MI5 (Anh) mới đây thừa nhận phương Tây đang phải đối mặt với mối đe dọa từ gián điệp không gian mạng trên quy mô lớn từ một số quốc gia trên thế giới. Tác động của thế giới ảo đối với thế giới thực ngày càng mạnh mẽ. Làm sao để quản lý và hạn chế những mặt tiêu cực của thế giới ảo là một bài toán khó đối với nhiều nước.
Thế giới đau đầu chống tội phạm mạng

Lần đầu tiên trong bài phát biểu công khai trước giới truyền thông, ông Jonathan Evans, Tổng Giám đốc Cơ quan tình báo MI5 (Anh) mới đây thừa nhận phương Tây đang phải đối mặt với mối đe dọa từ gián điệp không gian mạng trên quy mô lớn từ một số quốc gia trên thế giới. Tác động của thế giới ảo đối với thế giới thực ngày càng mạnh mẽ. Làm sao để quản lý và hạn chế những mặt tiêu cực của thế giới ảo là một bài toán khó đối với nhiều nước.

  • Thiệt hại hàng trăm tỷ USD

Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, Internet đã đóng góp to lớn vào sự phát triển xã hội loài người, thúc đẩy kinh tế xã hội cùng tất cả các lĩnh vực khác do những ưu thế như thông tin nhanh nhạy, phong phú, đưa con người xích lại gần nhau hơn thông qua giao diện, đối thoại trên mạng. Mọi giao dịch buôn bán, thanh toán, trao đổi trở nên thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm.

Bên cạnh những mặt tích cực, thế giới ảo này cũng gây ra rất nhiều tác động tiêu cực như đánh cắp bí mật quốc gia, rút tiền từ ngân hàng, bạo lực khủng bố trên mạng bằng các tin nhắn, phát tán ảnh đồi trụy đầu độc trẻ em, các thanh thiếu niên nghiện “game điện tử” như nghiền ma túy, làm tiêu hao sức lực và thời gian học tập.

Thực tế ở nhiều nước thời gian qua cho thấy tình trạng hoạt động phạm tội trên mạng hiện đang diễn ra nghiêm trọng, thậm chí còn cao hơn so với hoạt động phạm tội đời thường hàng ngày. Theo khảo sát mới đây của bộ phận Norton thuộc công ty bảo mật Symantec, tội phạm mạng mỗi năm khiến thế giới thiệt hại 388 tỷ USD, trong đó có 114 tỷ USD thiệt hại tài chính và 274 tỷ USD thiệt hại về thời gian (nghỉ làm, giảm năng suất lao động vì máy tính hỏng, chờ sửa chữa…).

Trong năm 2011, tội phạm mạng đã đút túi 12,5 tỷ USD (tăng 5,5 tỷ USD so với 2010). Trong số 12,5 tỷ USD, giới hacker nói tiếng Anh chiếm 40% “thị phần”. Tội phạm mạng nói tiếng Nga kiếm 4,5 tỷ USD, chiếm 36%. Còn giới hacker nói tiếng Trung chiếm 18%. Cũng trong năm này, có tới 69% người sử dụng mạng Internet là nạn nhân của các hoạt động phạm tội tài sản trên mạng, tính ra mỗi ngày có tới trên 1 triệu người là nạn nhân.

Tội phạm mạng sẽ tiếp tục phát triển nếu các quốc gia không có biện pháp ứng phó kịp thời.

Tội phạm mạng sẽ tiếp tục phát triển nếu các quốc gia không có biện pháp ứng phó kịp thời.

Châu Âu trở thành “miếng mồi ngon” hấp dẫn giới tin tặc. Hàng loạt các vụ bẻ khóa tài khoản ngân hàng và các trang web của cơ quan nhà nước được thực hiện từ máy tính của người truy cập châu Âu. Ở Mỹ, hoạt động của tin tặc cũng đang bành trướng. Trong năm 2010 có 431 triệu người là nạn nhân của hoạt động phạm tội trên mạng thì có đến 74 triệu người Mỹ, tổn thất tài sản trực tiếp tới 32 tỷ USD. Năm 1998 hoạt động phạm tội trên mạng ở Mỹ chỉ có 547 vụ nhưng năm 1999 đã tăng lên gấp hai lần, tới 1.154 vụ.

Giới chuyên gia chia mối đe dọa tin tặc thành ba loại. Loại đầu tiên là các cá nhân hoặc nhóm nhỏ có hoạt động gian lận tài chính. Các nhóm này lợi dụng sự sơ hở của ngân hàng, công ty hoặc các chủ thẻ tín dụng để hack vào các tài khoản cá nhân và rút tiền. Loại thứ hai là những nhóm như Anonymous và Lulsec chủ yếu có hành động mang tính phô trương. Chúng kết nối với các hacker có cùng ý tưởng và hoạt động phá hoại tại mọi quốc gia. Loại thứ ba là các hacker khủng bố.

Hiện nay, đây là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh toàn cầu. Chuyên gia về tội phạm mạng người Nga Alexander Vlasov cho biết: “ Đây là những tổ chức có thể can thiệp vào hoạt động chính trị của từng quốc gia và nguy cơ tác động của nó rất lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống chính trị”.

  • Hợp sức chống tội phạm mạng

Những gì diễn ra hiện nay cho thấy, hoạt động tội phạm mạng được cho là đã phát triển tới mức không thể kiểm soát được. Chính vì điều này, 27 nước thành viên EU bắt đầu xem xét kế hoạch thành lập một đơn vị mới chống tội phạm mạng. Có 55 chuyên gia sẽ làm việc trong bộ phận mới, với ngân sách hàng năm gần 3,5 triệu EUR.

Để quản lý hệ thống mạng, Ủy ban châu Âu đã định ra “Công ước hoạt động phạm tội trên mạng” trong đó xác định 9 hành vi với các mức xử phạt thích đáng, như lưu trữ phi pháp, tải thông tin trên mạng phi pháp, phá rối tư liệu lưu trữ, gây rối hệ thống, lạm dụng thiết bị mạng, tạo tư liệu giả tung lên mạng, hoạt động lừa gạt trên mạng, hành vi đồi trụy đầu độc trẻ em, xâm phạm bản quyền. Rất nhiều nước ngoài EU tham gia công ước này, trong đó có Mỹ. Cùng với công ước quốc tế, các nước, nhất là những nước có nền công nghệ thông tin phát triển đã ban hành rất nhiều bộ luật về quản lý mạng.

Ngoài hợp tác quốc tế, các quốc gia đã tự lập cho mình những hệ thống nhằm chống lại sự hoạt động tinh vi của tội phạm mạng. Tại Mỹ đã ban hành hơn 130 bộ luật và sắc lệnh trong đó có 4 bộ “Luật bảo vệ trẻ em trên mạng”. Ở Nga, Chính phủ liên bang đã ban hành “Quy định an ninh thông tin liên bang”.

Tiếp đó, Chính phủ liên bang Nga đã cho ban hành nhiều luật quản lý mạng liên bang, như “Luật bảo vệ thông tin và mạng internet Liên bang”, “Luật thông tin đại chúng”, “Luật bảo hộ kho tư liệu và máy tính”, “Luật bí mật quốc gia trên mạng”, “Luật bảo hộ quyền tác giả”, “Chiến lược quản lý an ninh mạng tới năm 2020”. Tại Pháp, năm 1998, Chính phủ ban hành “Đề cương hành động thực hiện thông xã hội”, năm 2006 ban hành “Luật thông tin trong xã hội”. Trong khi đó, tại Anh, Chính phủ thành lập “Quỹ giám sát mạng internet”, với nhiệm vụ tăng cường quản lý an ninh cũng như sự lành mạnh thông tin trên mạng. 

THANH HẰNG

Tin cùng chuyên mục