Hướng tới một thế hệ không có AIDS

Tính đến nay, bệnh AIDS đã cướp đi sinh mạng của 39 triệu người, trong đó chỉ riêng trong năm 2013 là khoảng 1,3 triệu người. Với chủ đề: “Tập trung, đối tác và thành tựu: Một thế hệ không có AIDS”, ngày Thế giới phòng chống AIDS năm nay (1-12) tiếp tục kêu gọi nâng cao ý thức cộng đồng về căn bệnh thế kỷ và đoàn kết chặt chẽ hơn trong cuộc chiến chống HIV.
Hướng tới một thế hệ không có AIDS

Tính đến nay, bệnh AIDS đã cướp đi sinh mạng của 39 triệu người, trong đó chỉ riêng trong năm 2013 là khoảng 1,3 triệu người. Với chủ đề: “Tập trung, đối tác và thành tựu: Một thế hệ không có AIDS”, ngày Thế giới phòng chống AIDS năm nay (1-12) tiếp tục kêu gọi nâng cao ý thức cộng đồng về căn bệnh thế kỷ và đoàn kết chặt chẽ hơn trong cuộc chiến chống HIV.

Tiến bộ ở châu Âu

Theo số liệu Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) công bố ngày 28-11, trong giai đoạn từ năm 2005 - 2013, khoảng 1,1 triệu trẻ em dưới 15 tuổi trên toàn thế giới đã thoát khỏi nguy cơ nhiễm virus HIV nhờ việc tăng cường áp dụng các biện pháp ngăn chặn lây truyền virus từ mẹ sang con (PMTCT). Theo đó, số ca nhiễm HIV mới ở trẻ dưới 15 tuổi đã giảm khoảng 40% trong giai đoạn từ năm 2009 - 2013 nhờ hàng loạt biện pháp nhằm ngăn chặn lây virus từ mẹ sang con như điều trị HIV suốt đời, qua đó trẻ sơ sinh ít có khả năng nhiễm HIV đồng thời duy trì sự sống cho mẹ.

Kết quả tích cực này được thể hiện rõ rệt nhất tại các nước châu Phi như Malawi, Ethiopia, Zimbabwe và Botswana. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt mục tiêu toàn cầu đề ra là giảm đến 90%. Trong năm 2013 chỉ có khoảng 67% phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV ở các nước thu nhập trung bình và thấp được tiếp nhận phương pháp điều trị PMTCT hiệu quả nhất. Cũng trong năm này, khoảng 190.000 trẻ em dưới 15 tuổi tử vong vì bệnh AIDS do thiếu các biện pháp điều trị.

Vì một thế hệ không có AIDS.

Trong cuộc chiến chống AIDS ở khu vực Liên minh châu Âu (EU), số ca truyền bệnh từ mẹ sang con đã bị loại bỏ hoàn toàn và số ca nhiễm mới thông qua đường tình dục đã giảm. Giám đốc điều hành UNICEF Anthony Lake cho rằng, nên chung tay hành động từ khâu rà soát tỷ lệ nhiễm HIV đến khâu điều trị, bắt đầu là khâu khảo sát tỷ lệ nhiễm virus HIV ở phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên. Theo ông A.Lake, việc kết hợp các hình thức phòng chống như vậy sẽ cứu sống và cải thiện cuộc sống của những bệnh nhân nhiễm virus thế kỷ này.

Triển vọng xóa sổ HIV/AIDS vào năm 2030

Theo LHQ, căn bệnh thế kỷ này sẽ bị kiểm soát vào năm 2030 vì số ca mới nhiễm HIV và tử vong do AIDS đều giảm. Số trường hợp mới được phát hiện vào năm 2013 là 2,1 triệu người - ít hơn so với con số 3,4 người người triệu năm 2011 (giảm 38%). Trường hợp tử vong do nhiễm AIDS đã giảm 1/5 trong ba năm qua, dừng ở mức 1,5 triệu người/năm. Nam Phi và Ethiopia là hai quốc gia có sự tiến bộ đặc biệt trong công tác phòng và trừ căn bệnh thế kỷ.

Tuy nhiên, báo cáo của LHQ cũng cho hay hiện nay trên thế giới đang có khoảng 35 triệu người phải sống chung với HIV/AIDS. Hầu hết những người có nhu cầu sử dụng thuốc HIV lại không được chữa trị kịp thời. Chưa đến một nửa con số trên (4/10 người) được điều trị kháng virus.

Thực tế, số ca nhiễm HIV có giảm nhẹ ở một số nước như Israel, tuy nhiên số ca lại gia tăng ở EU, Bắc Mỹ, Bắc Phi và Trung Đông. Đặc biệt ở EU, số ca nhiễm mới được chẩn đoán trong nhóm có nguy cơ cao như quan hệ tình dục đồng tính nam đã tăng 33%.

Phát biểu tại hội nghị bộ trưởng về HIV/AIDS diễn ra tại Rome, Italia ngày 27-11 vừa qua, Vytenis Andriukaitis, Ủy viên Sức khỏe và An toàn thực phẩm của Ủy ban châu Âu (EC) phải thừa nhận: “Mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống HIV/AIDS, nhưng căn bệnh này tiếp tục gây ra nhiều đau khổ cho người dân châu Âu và khắp thế giới.

Cuộc chiến chống AIDS không chỉ là cuộc chiến của riêng mỗi cá nhân mà nó là cuộc chiến của cả cộng đồng. Cộng đồng quốc tế cần ra sức nỗ lực hơn nữa để đẩy lùi căn bệnh chết người này bởi chỉ với tốc độ hiện tại thì khó có thể xóa sổ chúng.

Hạnh Chi (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục