Khẩn trương xây dựng đường Vành đai 3 kết nối giao thông vùng

Chiều 18-1, tại TPHCM, Sở Giao thông Vận tải 8 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam họp về kết nối giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Khẩn trương xây dựng đường Vành đai 3 kết nối giao thông vùng

Theo đó, trong năm 2018, các 8 tỉnh, thành phố này sẽ tổ chức thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt, thực hiện các liên kết vùng trên lĩnh vực kết cấu hạ tầng; nghiên cứu, xác định danh mục dự án đầu tư hệ thống giao thông kết nối vùng theo hướng ưu tiên, tập trung trình Hội đồng Vùng thông qua làm cơ sở triển khai thực hiện; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư, thực hiện đầu tư phát triển hệ thống giao thông kết nối vùng.

Cụ thể, trình Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải thống nhất chủ trương báo cáo Thủ tướng cho phép nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong quý II-2018. Đồng thời, lập phương án phối hợp, phân chia, chuyển đổi nguồn vốn, chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng đường Vành đai 3; xây dựng kế hoạch phối hợp công tác phân luồng tổ chức giao thông…

 Đảm bảo tính đồng thuận, đồng bộ trong công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông ở vùng giáp ranh nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, địa phương tham gia phối hợp, đảm bảo tính chủ động, kịp thời trong công tác tổ chức giao thông và điều tiết giao thông trong phạm vi vùng giáp ranh… Đặc biệt, cần quan tâm đến những vị trí xung yếu những nút giao thông quan trọng, các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, cầu, trạm thu phí BOT, bến phà, bến xe, khu vục đèo dốc quanh co. Chủ trì phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông xử lý nghiêm các các hành vi nguy hiếp trực tiếp an toàn giao thông như chở quá tải trọng, chạy quá tốc độ, lưu thông ngược chiều, lưu thông vào đường cấm…

Phát biểu tại buổi ký kết, Giám đốc Sở GTVT TPHCM Bùi Xuân Cường nhấn mạnh: Vấn đề quan trọng là điều phối giao thông vùng để đảm bảo sự đồng bộ trong triển khai các dự án hạ tầng. Còn nhiều việc phải làm, có 4 vấn đề là điều chỉnh quy hoạch giao thông vùng, đầu tư các công trình hạ tầng mang tính liên vùng như các tuyến đường Vành đai, cơ chế phối hợp trong vận tải hàng hóa và vận tải hành khách… Trên cơ sở quy chế hoạt động của tổ điều phối chuyên đề kết nối giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thời gian qua, Sở GTVT TPHCM đã phổi hợp với tỉnh Long An đã thống nhất quy mô, tiến độ thực hiện các trục đường kết nối như quốc lộ 1A,  50, tỉnh lộ 7, 8, 10... Với tỉnh Tây Ninh đầu tư mở rộng quốc lộ 22; tỉnh Binh Dương, Đồng Nai thống nhất kéo dài tuyến Metro số 1, cầu Cát Lái…

Tại lễ ký kết, 8 tỉnh, thành thống nhất cần triển khai nhanh dự án đường Vành đai 3. Dự án đường Vành đai 3 đi qua địa phận TPHCM về tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Hướng tuyến bắt đầu từ Bến Lức tỉnh Long An chạy dọc theo tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đến Nhơn Trạch- Tân Vạn (Đồng Nai)- Bình Chuẩn (Bình Dương).

Tổng chiều dài Vành đai 3 khoảng 89,3km, trong đó, làm mới khoảng 73km. Về phương án đầu tư được chia làm 4 đoạn, cụ thể, đoạn 1 từ Nhơn Trạch - Tân Vạn (Đồng Nai) - TPHCM với chiều dài 26,3 km với  quy mô 4 làn xe, giai đoạn 2 tăng lên 8 làn xe. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 23.600 tỷ đồng (trong đó, kinh phí xây dựng 19.054 tỷ đồng, đền bù giải tỏa 4.546 tỷ đồng). Đoạn 2 từ Mỹ Phưóc - Tân Vạn, dài 16,3 km, hiện đang được tỉnh Bình Dương đầu tư. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 3.500 tỷ tồng (trong đó xây dựng 1.374 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 2.126 tỷ đồng). Đoạn 3 từ Bình Chuẩn (tỉnh Bình Dương) - quốc lộ 22 (TPHCM) với chiều dài 175km, quy mô 6 làn xc. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (4 làn xe) là 10.800 tỷ đồng (trong đó, xây dựng 7.000 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 3.800 tỷ đồng). Đoan 4 từ quốc lộ 22 - cao tốc TPHCM - Trung Lượng với chiểu dài 29,2km, quy mộ 8 làn xc. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (4 làn xe) 10.500 tỷ đồng (trong đó, chi phí xây dựng 8.700 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 1.800 tỷ đồng).

Tin cùng chuyên mục