Không có chuyện xây tượng đài ở Sơn La tốn 1.400 tỷ đồng

Ngày 5-8, chia sẻ với báo chí tại Hà Nội, ông Ví Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh- Triển lãm và Hội chợ cho biết: Công trình Tượng đài Bác Hồ với nhân dân các dân tộc nhân dân Tây Bắc được xây dựng tại tỉnh Sơn La, về mặt chủ trương đã được Bộ VH-TT-DL, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính đã ủng hộ và trình lên Ban Bí thư đã đồng ý về mặt chủ trương và đã được thông qua. Tóm lại về mặt thủ tục hoàn toàn đúng quy trình.
Không có chuyện xây tượng đài ở Sơn La tốn 1.400 tỷ đồng

(SGGPO).- Ngày 5-8, chia sẻ với báo chí tại Hà Nội, ông Ví Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh- Triển lãm và Hội chợ cho biết: Công trình Tượng đài Bác Hồ với nhân dân các dân tộc nhân dân Tây Bắc được xây dựng tại tỉnh Sơn La, về mặt chủ trương đã được Bộ VH-TT-DL, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính đã ủng hộ và trình lên Ban Bí thư đã đồng ý về mặt chủ trương và đã được thông qua. Tóm lại về mặt thủ tục hoàn toàn đúng quy trình.

Ông Thành cũng khẳng định chưa có tượng đài nào của Việt Nam có con số đầu tư lên tới 1.400 tỷ đồng đâu. Tượng đài lớn nhất, có mức kinh phí cao nhất của chúng ta hiện nay là tượng đài Mẹ Việt Nam - Quảng Nam - số tiền xây dựng khoảng 400 tỷ đồng. Kinh phí dự kiến 1.400 tỷ, tôi đọc còn cảm thấy phát khiếp!

Tượng đài Mẹ Việt Nam hiện là tượng đài có chi phí  lớn nhất hơn 400 tỷ đồng

Chia sẻ về con số kinh phí 1.400 tỷ đồng để xây dựng tượng đài Bác Hồ mà mấy ngày nay các báo đưa, cũng như nhận được rất nhiều ý kiến phản đối của dư luận, ông Thành khẳng định đây là thông tin không chính xác. Ông lý giải: Với một công trình tượng đài phải được xây dựng, dự toán kinh phí trên cơ sở phác thảo đã được chọn. Vì khi phác thảo sẽ xác định được tượng gồm bao nhiêu nhân vật, tượng sẽ được làm bằng chất liệu gì, quy mô của tượng như thế nào. Không gian kiến trúc của công trình như thế nào... tất cả những điều này sẽ được thể hiện qua phác thảo của công trình. Khi có phác thảo được duyệt, thì người ta mới tiến hành xây dựng dự toán là bao nhiều tiền. Hiện nay phác thảo cho tượng đài Bác Hồ tại tỉnh Sơn La mới được hội đồng nghệ thuật trong đó có lãnh đạo bộ đang tuyển chọn. Và vì vậy phác thảo cho tượng đài này là chưa chọn được, và chưa được chọn thì không thể biết kinh phí cho tượng đài là bao nhiều tiền. Trong vấn đề này đang có sự hiểu lầm, với số tiền 1.400 tỷ đồng là cho cả một quần thể với xây dựng quảng trường, công viên, nhà bảo tàng…chứ  không chỉ riêng có tượng đài Bác Hồ.

Còn quan điểm của Bộ VH-TT-DL, bằng văn bản, cũng như trong tất cả các hội nghị, hội thảo, tuyển chọn các tác phẩm, phác thảo rằng phải căn cứ vào điều kiện tình hình kinh tế xã hội của từng địa phương, cũng như quy mô công trình làm sao cho phù hợp với không gian kiến trúc ở địa phương đó. Bộ cũng như Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh triển lãm Việt Nam là không chạy theo quy mô hoành tráng, tượng phải to lớn. Bộ không có tư tưởng xây dựng tượng đài tràn lan.

Về chất liệu của tượng đài này chưa xác định cụ thể, đang có hai phương án khác nhau. Tuy nhiên chất liệu của tượng đài không chỉ phụ thuộc vào ý chí chính trị mà còn phụ thuộc vào từng phác thảo khác nhau. Có những phác thảo cần phải làm bằng chất liệu đồng mới bộc lộ hết tinh thần của tác phẩm nhưng cũng có phác thảo cần phải làm bằng chất liệu đá để giảm thiểu chi phí thì sẽ sử dụng chất liệu đá.

Dưới góc nhìn của người làm nghệ thuật, ông Thành khẳng định quy mô của công trình không ảnh hưởng tới giá trị nghệ thuật. Hay có thể nói rõ hơn là giá trị nghệ thuật của tượng đài hay các công trình không tỷ lệ thuận, và cũng không phải tỷ lệ nghích với quy mô của công trình ấy. Có những tượng đài có quy mô nhỏ nhưng giá trị nghệ thuật lại được đánh giá cao. Việc đem đánh đồng giá trị của tượng đài, công trình với quy mô là suy nghĩ rất sơ đẳng. Không ai nghĩ là làm to mà giá trị lại cao, theo tôi quy mô lớn hay nhỏ là do nhu cầu, mong muốn, quan niệm của địa phương. Bởi phía sau tượng đài là có những chuyện có thể nói cả ngày. Có những việc mà không phải giới chuyên môn, giới mỹ thuật, giới kiến trúc có thể quyết định được hết hình thức nghệ thuật của tác phẩm đâu mà còn nhiều yếu tố khác. Đôi lúc giới chuyên môn phải xử lý hài hòa giữa mối quan hệ phức tạp để đảm bảo được mục đích đó là công trình kiến trúc tốt, công trình tử tế về mặt mỹ thuật.

Tượng đài ở Điện Biên Phủ có nhiều sai sót trong thi công

Chia sẻ quan điểm về các công trình to lớn, hoành tráng đang xây dựng rất nhiều như tượng Phật ở Thái Bình hay công trình Văn Miếu ở Vĩnh Phúc với kinh phí “khủng” ông Vi Kiến Thành cho biết. Về phía Cục Mỹ thuật- Nhiếp ảnh và Triển lãm, chúng tôi đã ra quá nhiều văn bản nhắc nhở, khuyến cáo các địa phương về vấn đề này nhiều lần quá rồi, nhắc rồi nhưng nếu cứ liên tục các văn bản thì họ cũng sốt ruột. Song nhiều địa phương vẫn tiếp tục xây dựng một cách tùy tiện. Đối với các công trình mang tính tượng đài, tranh mang tính chất hoành tráng đã có nghị định của chính phủ quy định rồi, thanh tra văn hóa, thanh tra xây dựng ở địa phương phải có trách nhiệm phải kiểm tra giám sát. Có thể điểm lại một số tượng đài như tượng đài ở Điện Biên Phủ, hay tượng đài ở bảo tàng Quảng Ninh vừa bị sét đánh... Đây là trong những công trình tượng đài lớn có sai sót, nhưng sai sót là ở mặt kỹ thuật, không phải mỹ thuật- ông Thành khẳng định. Như tượng đài lớn ở Quảng Ninh bị sét đánh hỏng vừa qua là sai sót không thể chấp nhận được. Tuy nhiên ông Thành cũng khẳng định Việt Nam không có nhiều người có khả năng sáng tạo những công trình, tranh tượng, mỹ thuật hoành tráng.

MAI AN

Tin cùng chuyên mục