Không sử dụng vốn vay để chi thường xuyên

Ngày 12-5, tại Ninh Bình, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi).

Tại hội thảo, đại diện Bộ Tài chính cho biết, cả hai cơ quan chủ trì soạn thảo, thẩm tra đã thống nhất quan điểm cần có công cụ cảnh báo an toàn nợ công. Đối với phạm vi nợ, dự thảo Luật.

Theo đó, xác định nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Dự thảo mới nhất cũng quy định rõ, nợ công không bao gồm nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công, tổ chức kinh tế khác của Nhà nước; do Ngân hàng Nhà nước phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ.

Không sử dụng vốn vay để chi thường xuyên ảnh 1 Quang cảnh hội thảo.
Một mặt tán thành với việc sửa đổi Luật Quản lý nợ công hiện hành, mặt khác, lưu ý đến bối cảnh Việt Nam sắp ra khỏi nhóm những nước nhận được các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới (điều này khiến cho tốc độ trả nợ công phải tăng gấp đôi), nhiều ý kiến đề nghị cần cân nhắc quy định trực tiếp tại dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) về việc chỉ sử dụng vốn vay để bù đắp bội chi ngân sách và chi cho đầu tư phát triển, tuyệt đối không sử dụng vốn vay cho chi thường xuyên.

Các đại biểu cũng đồng thuận với yêu cầu quản lý tập trung quy trình vay - trả nợ công, tránh phân tán, chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, vì nếu không sẽ dẫn đến thiếu nguồn thông tin đầy đủ, toàn diện và kịp thời, khó giám sát tổng thể rủi ro tài khóa từ hoạt động vay nợ của Chính phủ, hay khu vực công nói chung.

Vấn đề khác cũng được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến, là việc có đưa nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhà nước vào phạm vi nợ công hay không? Một số ý kiến tán thành với dự thảo luật (và đồng quan điểm với cơ quan thẩm tra) là không tính vào nợ công các khoản nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhà nước, vì Nhà nước không thể quản lý việc sử dụng các khoản vay này. Trường hợp doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ thì đã thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị bổ sung vào phạm vi nợ công các khoản nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhà nước, do đây là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, nên về bản chất, Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm với các khoản nợ này trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng trả nợ.

Tin cùng chuyên mục