Kinh nghiệm vay mua nhà mà không lo áp lực nợ ngân hàng

Có một căn nhà riêng để “an cư lạc nghiệp” là điều mà ai cũng mong muốn, nhất là đối với các cặp vợ chồng trẻ. Thế nhưng, để làm được điều này hoàn toàn không phải dễ với nhiều người, bởi thu nhập của từng cá nhân và giá nhà trên thực tế là một khoảng cách khá xa. 
Vì vậy, vay ngân hàng để mua nhà là một trong những “giải pháp chọn” hiện nay. Tuy nhiên, vay cách nào để không bị các khoản nợ ngân hàng đè nặng mới là nghệ thuật. Dưới đây là những kinh nghiệm có thể giúp bạn dễ thở hơn…
Kinh nghiệm vay mua nhà mà không lo áp lực nợ ngân hàng ảnh 1 Căn hộ giá phù hợp luôn được các gia đình trẻ chọn giải pháp vay  ngân hàng để mua
 Không nên vay khi trong tay…không có đồng nào!
Có không ít trường hợp ngân hàng sẽ cho bạn vay tới 80% giá trị căn nhà. Nhưng không vì vậy mà bạn “liều lĩnh” đi mua nhà mà không có đồng nào, chí ít bạn phải có trên 30% mới đi vay.  Một nhân viên tín dụng ngân hàng phân tích rằng, các vợ chồng trẻ không nên tự tin đi vay nếu chỉ có tài sản thế chấp mà không có phương án trả nợ hiệu quả. Thực tế, chỉ sau vài năm vay nợ, gia đình vợ chồng trẻ sẽ sinh thêm con, lúc ấy áp lực chi tiêu nhiều gấp bội, thu nhập của vợ chồng thường không có tăng thêm, trong khi mỗi tháng phải trả cả lãi lẫn gốc khoản tiền không ít cho ngân hàng. Lúc ấy áp lực nợ sẽ đè nặng, các gia đình thường rơi vào cảnh “bán nhanh tài sản” để trả nợ, hoặc kiếm được đồng nào “lo trả nợ đồng ấy” trong túi lúc nào cũng chẳng có tiền… Bạn sẽ mất tự tin khi có những quyết định sáng suốt cho sự nghiệp. Các chuyên gia tài chính cho rằng, khoản vay chỉ nên 30-40% giá trị ngôi nhà, nhằm đảm bảo bạn vẫn còn dư dả tiền sinh hoạt cũng như không rơi vào “bẫy lãi suất” khi đi vay. Tốt nhất chi phí trả lãi ngân hàng không chiếm quá 35% thu nhập hàng tháng của bạn.Phải cho thuê lại tài sản được vay mua Cách này chỉ phù hợp với những ai đang có nơi ở (hoặc là căn nhà thứ nhất hay ở chung với cha mẹ) và vay để mua tài sản thứ 2 trở lên. Khi đó, bạn vay ngân hàng mua nhà, lấy căn nhà đó cho thuê lại để lấy tiền trả lãi suất. Có thể tiền cho thuê không đủ để trả lãi suất, bạn có thể bù thêm 20% trong khoản thu nhập hàng tháng của bạn. Tuy nhiên, sau ít nhất 2 năm, biên độ lãi bất động sản từ căn nhà bạn vay mua sẽ cao rất nhiều so với lãi suất ngân hàng mà bạn đã trả khi vay-nếu như bạn muốn bán đi để trả nợ thì vẫn còn dư một chút kha khá. Còn nếu sau 3 năm, dù vẫn còn nợ ngân hàng nhưng bạn muốn về “căn nhà mới” này sinh sống thì số tiền lãi phải trả không còn nhiều do khoản vay tính theo dư nợ thực tế.Cần tất toán trước hạn Cần tất toán trước thời hạn vay là điều ai cũng mong muốn, vì nó rất khó, tuy nhiên khó nhưng không phải không làm được, nếu bạn cố gắng và có mục tiêu kiên định. Khi đặt mục tiêu trả hết nợ trước hạn sẽ giúp bạn có động lực, sẽ cố gắng hơn trong công việc, từ đó bạn sẽ gặt hái nhiều thành công hơn.  Vì vậy, bạn cần nghiên cứu kỹ điều khoản tất toán trước hạn khi vay ngân hàng vì phần lớn khách hàng không cần sử dụng hết thời gian vay ban đầu để trả nợ. Chính nhờ những “thành công ngoài mong đợi” mà bạn nhận được trong quá trình cố gắng trả nợ, đã giúp bạn có những khoản thu nhập phát sinh ngoài dự tính. Lời khuyên cho bạn là đừng tiếc chi phí trả nợ trước hạn (khoảng 2 - 4% tùy chính sách từng ngân hàng và thời gian trả trước hạn). Đừng nên gửi tiết kiệm khi bạn vẫn đang nợ vì lãi suất tiết kiệm bạn nhận được chỉ bằng một phần nhỏ khoản lãi bạn phải trả cho số nợ của mình. 
Nhờ người thân trước, ngân hàng sau
Lời khuyên của những người đi trước cho bạn rằng, mua một căn nhà là một tài sản lớn, nên thường bạn sẽ không đủ tiền một lần để mua. Vì thế, bạn “đừng ngại” khi mở miệng mượn người thân hoặc bạn bè mình để mua căn nhà đầu tiên. (Bạn nên nhớ, khi hỏi mượn bạn bè, người thân mua căn nhà đầu tiên để “an cư lạc nghiệp” họ sẵn sàng chia sẻ, còn để mua căn nhà thứ 2 để kinh doanh thì…hết sức cân nhắc). Nếu là một người uy tín, bạn có thể hỏi vay người thân, bạn bè (thường họ sẽ cho mượn, không tính lãi suất) để đỡ một phần thay vì vay tất cả từ ngân hàng…

Tin cùng chuyên mục