Coi chừng bị “dòm ngó”

Từ ngày 1-4-2011, mặt hàng giày mũ da của Việt Nam (VN) xuất khẩu vào thị trường EU đã không còn chịu mức áp thuế chống bán phá giá 10% kéo dài trong 4 năm. Trở lại thế cạnh tranh công bằng, ngành da giày VN có nhiều thuận lợi trong xuất khẩu. Điều này đã thể hiện rõ qua những con số tăng trưởng của ngành trong năm 2011 khi đạt tăng trưởng hàng tháng từ 20% trở lên. Mục tiêu ngành da giày đặt ra cho xuất khẩu năm 2011 khoảng 5,5 tỷ USD.

Từ ngày 1-4-2011, mặt hàng giày mũ da của Việt Nam (VN) xuất khẩu vào thị trường EU đã không còn chịu mức áp thuế chống bán phá giá 10% kéo dài trong 4 năm. Trở lại thế cạnh tranh công bằng, ngành da giày VN có nhiều thuận lợi trong xuất khẩu. Điều này đã thể hiện rõ qua những con số tăng trưởng của ngành trong năm 2011 khi đạt tăng trưởng hàng tháng từ 20% trở lên. Mục tiêu ngành da giày đặt ra cho xuất khẩu năm 2011 khoảng 5,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, chỉ tính 10 tháng năm 2011, xuất khẩu da giày đã đạt hơn 5,1 tỷ USD, tăng khoảng 26% so với năm 2010. Nếu giữ vững tốc độ này, nhiều khả năng da giày sẽ về đích với kim ngạch gần 6 tỷ USD. Đó là con số ngoài dự kiến. Việc tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu có tác động lớn từ việc tăng giá đầu vào cho sản xuất, đơn giá bán ra cao. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN.

Dù tình hình thị trường có biến động do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế ở các nước EU, sản lượng đơn hàng sản xuất xuất khẩu vào EU của doanh nghiệp (DN) VN có giảm sút. Các DN xuất khẩu giày dép tại Bình Dương cho biết, sản lượng đơn hàng sản xuất hiện giảm đi 20% - 30% so với trước, tuy nhiên không đến mức phải thiếu đơn hàng để sản xuất.

Trước biến động này, nhiều DN có năng lực đã tận dụng nguồn lực sẵn có, chuyển sang may túi xách. Tuy nhiên, DN da giày VN cũng cần phải thận trọng trước mức tăng trưởng vừa qua. Vì đây sẽ là con dao 2 lưỡi cho cái giá tăng trưởng xuất khẩu giày dép vào EU, nhất là khi giày mũ da của VN vẫn còn nằm trong giai đoạn kiểm soát của 1 năm thử thách!

Trước khi bị Ủy ban châu Âu (EC) áp thuế chống bán phá giá giày mũ da, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng giày dép vào thị trường EU ở hầu hết các DN chiếm tỷ lệ cao, từ 60% - 80%. Sau thời gian áp thuế lên 33 mã hàng có mũ da, tỷ lệ này giảm chỉ còn khoảng 50%. Nhưng theo thông tin từ một số DN, sau bỏ áp thuế hiện tỷ lệ này đã nhích lên.

Dù ngành da giày VN đã mở rộng, tìm kiếm nhiều thị trường mới, thay cho việc lệ thuộc quá nhiều vào EU, nhưng EU vẫn là thị trường chính của giày dép VN. Trong năm nay, tăng trưởng xuất khẩu giày dép VN vào các thị trường Nhật Bản, Chile, Hồng Công (Trung Quốc)… đạt khá cao, nhưng thực tế tỷ trọng xuất khẩu vào đây vẫn còn rất thấp.

Do vậy, EU vẫn còn là một thị trường lớn, mang tính quyết định của da giày VN. Và EU còn mở ra cơ hội gia tăng thị phần cho giày dép VN khi Trung Quốc giảm xuất khẩu vào thị trường này. Trong khi đó, nhiều DN da giày Trung Quốc đang có xu hướng dịch chuyển sản xuất sang VN.

Để không bị “dòm ngó”, không có cơ sở để EU áp thuế trở lại, DN và ngành da giày VN cần có chính sách điều tiết xuất khẩu, chú ý đến độ nóng của tăng trưởng xuất khẩu và đặc biệt giá bán không được thấp hơn các nước sản xuất giày trong EU.

HÀ NHAI

Tin cùng chuyên mục