Liên kết phát triển du lịch Tây Nguyên còn hạn chế

(SGGP).- Đó là nhận định chung của các đại biểu tham dự hội thảo “Liên kết phát triển sản phẩm du lịch, kết nối tuyến, điểm du lịch các tỉnh Tây Nguyên” do UBND tỉnh Đắk Nông phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên và Tổng cục Du lịch tổ chức, diễn ra tại thị xã Gia Nghĩa - Đắk Nông ngày 24-7.

(SGGP).- Đó là nhận định chung của các đại biểu tham dự hội thảo “Liên kết phát triển sản phẩm du lịch, kết nối tuyến, điểm du lịch các tỉnh Tây Nguyên” do UBND tỉnh Đắk Nông phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên và Tổng cục Du lịch tổ chức, diễn ra tại thị xã Gia Nghĩa - Đắk Nông ngày 24-7.

Trong những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên và TPHCM đã ký kết nhiều chương trình hợp tác phát triển về du lịch. Riêng tỉnh Đắk Nông đã ký kết hợp tác với tỉnh Lâm Đồng và TPHCM để hỗ trợ, trao đổi thông tin trong quản lý nhà nước về du lịch và cung cấp thông tin các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch. Các bên cũng đã tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch đăng ký tham gia các tour, tuyến du lịch của nhau. Nhưng việc liên kết phát triển du lịch khu vực Tây Nguyên nhìn chung còn hạn chế. Mặc dù mỗi địa phương đều có sản phẩm du lịch, tuyến điểm để nối kết, nhưng chưa có sự liên kết các trọng điểm từ tỉnh này đến tỉnh kia, mà chủ yếu xây dựng tuyến nội tỉnh nên chưa phát huy hiệu quả.

Ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho rằng: Tây Nguyên có 3 thế mạnh để phát triển du lịch là: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái gắn với hồ, thác nước và du lịch nghỉ dưỡng. Vì vậy, các tỉnh cần có giải pháp để đến năm 2020 cơ bản hoàn thành xây dựng các tour, tuyến du lịch, cũng như các sản phẩm du lịch mang đặc trưng của mỗi tỉnh để thu hút du khách, nhất là khách du lịch các nước như: Nhật Bản, Nga, Anh, Mỹ… Chỉ có liên kết trong phát triển thì đến năm 2030, du lịch mới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của khu vực Tây Nguyên.

CÔNG HOAN

Tin cùng chuyên mục