Việc giám sát doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, thiếu khách quan

Trước thềm Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2014, Ủy ban Kinh tế Quốc hội vừa công bố báo cáo nghiên cứu “Cơ chế và tiêu chí giám sát các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước” do nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cùng các cộng sự thực hiện. Theo báo cáo này, hiện có ít nhất khoảng 21 loại văn bản khác nhau quy định về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở các khía cạnh và nội dung khác nhau, song nhiều văn bản không rõ còn hay đã hết hiệu lực áp dụng.

(SGGP).- Trước thềm Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2014, Ủy ban Kinh tế Quốc hội vừa công bố báo cáo nghiên cứu “Cơ chế và tiêu chí giám sát các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước” do nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cùng các cộng sự thực hiện. Theo báo cáo này, hiện có ít nhất khoảng 21 loại văn bản khác nhau quy định về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở các khía cạnh và nội dung khác nhau, song nhiều văn bản không rõ còn hay đã hết hiệu lực áp dụng.

Thực tế cho thấy, việc đánh giá hiệu quả DNNN còn thiếu tính độc lập, khách quan. Quy trình đánh giá gồm 3 bước cơ bản: doanh nghiệp tự thực hiện đánh giá và xếp loại; gửi báo cáo đánh giá và xếp loại cho cơ quan có liên quan; cơ quan có liên quan thẩm định và công bố xếp loại doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN chính là chủ sở hữu; đồng thời cũng là cơ quan chịu trách nhiệm trong giám sát DNNN.

Nhìn chung, các tác giả bản báo cáo cho rằng, phương pháp và cách thức đánh giá DNNN của nước ta đã lạc hậu, nhất là thiếu tính độc lập, khách quan và tính chuyên môn cao trong đánh giá. Ở các nước tiên tiến, việc đánh giá thường do một cơ quan độc lập thực hiện, tách bạch với chủ sở hữu.

ANH PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục