Hội nhập kinh tế Đông Á và hàm ý cho doanh nghiệp Việt Nam

Ngày 22-8, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập Quốc tế về Kinh tế tổ chức hội thảo “Hợp tác và Hội nhập Kinh tế quốc tế 2015” với chủ đề “Hội nhập kinh tế Đông Á và hàm ý cho doanh nghiệp Việt Nam”.

Ngày 22-8, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập Quốc tế về Kinh tế tổ chức hội thảo “Hợp tác và Hội nhập Kinh tế quốc tế 2015” với chủ đề “Hội nhập kinh tế Đông Á và hàm ý cho doanh nghiệp Việt Nam”.

Theo các chuyên gia, cơ chế hội nhập kinh tế Đông Á là một cơ chế hợp tác đa phương mang tính khu vực giữa ASEAN và 3 quốc gia ở Đông Bắc Á (ASEAN + 3) nhằm xây dựng cộng đồng Đông Á và thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Các nước ASEAN + 3 đều là các đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam. Việt Nam luôn nhập siêu với ASEAN + 3 và là nước tiếp nhận đầu tư từ các nước này.

Các chuyên gia đã chỉ ra những cơ hội và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập vào ASEAN + 3. Cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa của các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, các hàng rào kỹ thuật cao của Nhật Bản và Hàn Quốc… vẫn là những trở ngại đối với doanh nghiệp Việt Nam. Đối với một ngành cụ thể như ngành công nghiệp ô tô, nếu không đổi mới để cạnh tranh, phát triển công nghiệp phụ trợ sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức từ tiến trình hội nhập.


MINH TÂM

Tin cùng chuyên mục