Kon Tum: Trên 759 tỷ đồng đầu tư hỗ trợ các huyện biên giới

Ngày 15-8, báo cáo với đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh về tình hình triển khai thực hiện Quyết định 1178 và 1179 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2009 đến nay, mặc dù Trung ương chưa bố trí kinh phí cho tỉnh để triển khai thực hiện chương trình bố trí dân cư vùng biên giới nhưng Kon Tum đã quan tâm, chỉ đạo triển khai lồng ghép các chương trình, dự án khác để hỗ trợ kinh phí cho 3 huyện biên giới của tỉnh (Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy)  với tổng kinh phí trên 759 tỷ đồng.

Ngày 15-8, báo cáo với đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh về tình hình triển khai thực hiện Quyết định 1178 và 1179 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2009 đến nay, mặc dù Trung ương chưa bố trí kinh phí cho tỉnh để triển khai thực hiện chương trình bố trí dân cư vùng biên giới nhưng Kon Tum đã quan tâm, chỉ đạo triển khai lồng ghép các chương trình, dự án khác để hỗ trợ kinh phí cho 3 huyện biên giới của tỉnh (Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy)  với tổng kinh phí trên 759 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tại 3 huyện khu vực biên giới của tỉnh hiện có 1.534 hộ thiếu đất ở và đất sản xuất, trong đó có 477 hộ thiếu đất ở với diện tích 14ha; 1.057 hộ thiếu đất sản xuất với diện tích 469ha. UBND tỉnh Kon Tum đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh kiến nghị với Trung ương cho phép Kon Tum được chuyển đổi một số diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp tại vùng dự kiến thành lập huyện mới khu vực Nam Sa Thầy để phục vụ quy hoạch đất ở, đất sản xuất, đất xây dựng kết cấu hạ tầng, triển khai khu kinh tế quốc phòng gắn với xây dựng làng thanh niên lập nghiệp và sắp xếp, ổn định dân cư khu vực biên giới phía Nam huyện Sa Thầy...

LƯƠNG KHẾ

Đào bới rừng phòng hộ để tìm huỳnh đàn

(SGGP).- Sau một thời gian tạm lắng, những ngày trung tuần tháng 8 này, khi các đơn vị đang thi công cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19 đoạn qua đèo Mang Yang, người dân tại xã Hà Ra, huyện Mang Yang và xã Hà Tam, huyện Đăk Pơ (tỉnh Gia Lai) lại đổ xô lên đèo đào bới rừng phòng hộ để tìm huỳnh đàn. Theo ghi nhận, trong 2 ngày 14 và 15-8, gần 100 người dân dọc đường đèo với dụng cụ là cuốc, xẻng, xà beng đã đào bới trên những vết xe máy ủi thi công đường vừa đi qua. Nhiều hố sâu cả mét, nham nhở. Dẫu trưa nắng gắt nhưng nhiều nhóm người vẫn miệt mài tìm kiếm. Trước đó, ngày 12-8, lực lượng kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Pơ đã có mặt tại đèo Mang Yang để vận động, giải tán những người dân đang đào bới tại đây. Thế nhưng, khi lực lượng chức năng ra về, những người dân lại tiếp tục tụ tập đào bới, nguy cơ mất an toàn giao thông trên đường đèo hiểm trở.

Mỗi năm, vào mùa mưa ở khu vực Tây Nguyên, người dân tại khu vực giáp ranh giữa huyện Mang Yang và Đăk Pơ (Gia Lai) lại rộ lên tin đồn có người đào được huỳnh đàn bán với giá tiền tỷ. Chính vì thế, người dân ở khu vực trên lại đổ xô về những cánh rừng gần đèo Mang Yang để đào bới với hy vọng đổi đời.

ĐỨC TRUNG

Tin cùng chuyên mục