Làm rõ vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước

(SGGP).- Ngày 6-5, tại TPHCM, đã diễn ra phiên họp lần thứ 10 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh. Phiên họp góp ý cho một số dự án luật như: Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật Đầu tư sửa đổi, Luật Đầu tư và Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp…

(SGGP).- Ngày 6-5, tại TPHCM, đã diễn ra phiên họp lần thứ 10 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh. Phiên họp góp ý cho một số dự án luật như: Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật Đầu tư sửa đổi, Luật Đầu tư và Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp…

Theo đó, đối với dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi, một số đại biểu cho rằng, việc dự án luật tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp (DN) kinh doanh là cần thiết, nhưng cũng cần nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với DN để tạo sự trật tự, môi trường kinh doanh bình đẳng. Cụ thể, đối với thủ tục đăng ký kinh doanh của DN đã giảm nhưng trong luật không quy định vấn đề hậu kiểm đối với DN sau khi thành lập là cần phải xem xét lại. Đối với vấn đề doanh nghiệp nhà nước (DNNN), các đại biểu đề nghị cần xem xét vốn chủ sở hữu trong DNNN với một tỷ lệ như thế nào là phù hợp, chứ không thể quy định trên 50% như dự thảo luật đưa ra.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa đặt vấn đề, theo quy định đối với DNNN, Nhà nước sở hữu 51% vốn. Vậy với một công ty cổ phần có sự tham gia của 1 - 2 thành viên của Nhà nước, nếu cộng 2 công ty thành viên lại đạt 51% vốn Nhà nước chủ sở hữu thì công ty đó nên được định nghĩa như thế nào? Đó có phải là DNNN không?

Phát biểu kết luận, ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu nghiêm túc những ý kiến đóng góp của đại biểu để điều chỉnh hoàn thiện dự án luật trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua; trong đó, cần lưu ý luật sửa đổi làm sao phải tạo ra những khâu đột phá thể hiện quyền được tự do kinh doanh của DN, cá nhân đã được Hiến pháp năm 2013 quy định. Bên cạnh việc giảm thủ tục hồ sơ đăng ký thành lập DN, luật cần có những quy định các biện pháp chế tài trách nhiệm đối với những người thực thi công vụ.

ĐÌNH LÝ

Tin cùng chuyên mục