Ly thân - chế định tiến bộ

Khoản 10 Điều 8 Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) quy định “Ly thân là tình trạng hôn nhân mà vợ chồng không có nghĩa vụ chung sống với nhau được tòa án công nhận theo yêu cầu của vợ, chồng”. Như vậy, dự thảo đã công nhận việc ly thân giữa vợ chồng là một tình trạng pháp lý, đồng thời cũng quy định cụ thể về việc giải quyết yêu cầu ly thân, ly hôn trong thời gian vợ chồng ly thân, hiệu lực của ly thân, chấm dứt ly thân.

Khoản 10 Điều 8 Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) quy định “Ly thân là tình trạng hôn nhân mà vợ chồng không có nghĩa vụ chung sống với nhau được tòa án công nhận theo yêu cầu của vợ, chồng”. Như vậy, dự thảo đã công nhận việc ly thân giữa vợ chồng là một tình trạng pháp lý, đồng thời cũng quy định cụ thể về việc giải quyết yêu cầu ly thân, ly hôn trong thời gian vợ chồng ly thân, hiệu lực của ly thân, chấm dứt ly thân.

Thực tế có rất nhiều lý do để một cặp vợ chồng không muốn ly hôn dù có nhiều mâu thuẫn, tình cảm đã cạn kiệt. Chẳng hạn như vì danh dự, uy tín cá nhân; vì lo con cái hụt hẫng nếu sống thiếu cha hoặc mẹ; có trường hợp vợ chồng đã sống với nhau đến lúc bạc đầu mới thấy tình nghĩa đã cạn nhưng không thể đưa nhau ra tòa xin ly hôn vì xấu hổ hay sợ con cháu họ xấu hổ; người theo đạo Công giáo bị ràng buộc bởi giáo lý... Do không thể ly hôn nên họ đành chọn giải pháp ly thân. Tuy nhiên, vì pháp luật hiện hành không có quy định điều chỉnh vấn đề này nên quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong giai đoạn sống ly thân không có cơ sở để giải quyết. Nay, dự thảo bổ sung chế định này cũng như quy định cụ thể cách giải quyết quyền lợi, nghĩa vụ; quy định việc giải quyết hệ quả của việc ly thân sẽ tạo thuận lợi cho rất nhiều cặp vợ chồng rơi vào hoàn cảnh nêu trên trong việc giải quyết quyền lợi của mình trong giai đoạn lựa chọn sống ly thân. Theo tôi, đây là một chế định tiến bộ, bắt kịp với thực tế cuộc sống hôn nhân vợ chồng.

Ngoài ra, đối với việc ly hôn theo yêu cầu của một bên quy định tại Điều 56 của dự thảo, tôi cho rằng nên mở rộng, cho phép ly hôn đối với những trường hợp người vợ bị vô sinh và vì thương chồng, muốn chồng có vợ khác để có con nối dõi mà xin tòa án cho ly hôn. Trong trường hợp này, pháp luật nên quy định cho họ ly hôn mà không cần xem xét đến các yếu tố cuộc sống vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng hay không, chỉ yêu cầu người yêu cầu ly hôn cung cấp tài liệu, giấy tờ chứng minh mình bị vô sinh. Nếu luật không cho phép ly hôn thì vô tình đã tạo ra rào cản, buộc các bên phải sống trong sự dằn vặt, đau khổ của đời sống hôn nhân.

Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU
(Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM)

Tin cùng chuyên mục