Luồng lạch, đường bộ kết nối vào cảng

Mô hình “chính quyền cảng”

Luồng tàu biển, đường bộ kết nối vào cảng phải đồng bộ. “Không có luồng và đường bộ kết nối thuận tiện, đừng nói tới chuyện xây cảng”, một chuyên gia ngành hàng hải đã từng khẳng định như vậy. Thế nhưng nghịch lý:”Bến trước, cầu đường, luồng lạch tính sau” vẫn là thực trạng tồn tại dai dẳng ở nước ta. Mới đây, tại các cuộc họp chuyên đaề, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA) tiếp tục kiến nghị hình thành cơ chế “chính quyền cảng”. Bộ GTVT cũng đang có chủ trương xin Chính phủ cho thí điểm mô hình tổ chức “chính quyền cảng” tại cụm cảng Cái Mép – Thị Vải (CM-TV).
Mô hình “chính quyền cảng”

Luồng tàu biển, đường bộ kết nối vào cảng phải đồng bộ. “Không có luồng và đường bộ kết nối thuận tiện, đừng nói tới chuyện xây cảng”, một chuyên gia ngành hàng hải đã từng khẳng định như vậy. Thế nhưng nghịch lý:”Bến trước, cầu đường, luồng lạch tính sau” vẫn là thực trạng tồn tại dai dẳng ở nước ta. Mới đây, tại các cuộc họp chuyên đaề, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA) tiếp tục kiến nghị hình thành cơ chế “chính quyền cảng”. Bộ GTVT cũng đang có chủ trương xin Chính phủ cho thí điểm mô hình tổ chức “chính quyền cảng” tại cụm cảng Cái Mép – Thị Vải (CM-TV).

Cần phải đẩy nhanh việc kết nối thông suốt cảng biển với luồng lạch, cầu đường.

Cần phải đẩy nhanh việc kết nối thông suốt cảng biển với luồng lạch, cầu đường.

Quy hoạch cảng biển đòi hỏi phải mang tính khoa học và đồng bộ. Nếu tính toán không khoa học sẽ kềm hãm sự phát triển, còn thiếu đồng bộ sẽ làm giảm năng suất, kém hiệu quả, lãng phí nhiều mặt. Thế nhưng phải thừa nhận rằng, bấy lâu nay, quy hoạch cảng biển của chúng ta dường như vẫn chưa tròn nhiệm vụ. Vấn đề chậm xây dựng quy hoạch chi tiết còn được coi là lỗi cơ bản của thực trạng cảng biển không nằm trong quy hoạch tổng thể, nhiều cảng biển ra đời đơn độc, thiếu luồng sâu, cầu đường kết nối, điện, nước…

Nhiều chuyên gia đầu ngành GTVT, hàng hải và cảng biển Việt Nam đã từng chia sẻ: ở các nước, cảng biển phải kết nối với hạ tầng, để hàng hóa từ tàu lên cảng được vận chuyển nhanh, hài hòa lên đường bộ, đường sắt, đường sông. Không có luồng, đường bộ kết nối thông suốt… đừng nói tới chuyện xây cảng. Nếu đầu tư không hoàn chỉnh, rõ ràng rất lãng phí, mà việc tái cơ cấu nền kinh tế cần lưu tâm giải quyết triệt để.

Nguyên Cục trưởng Cục HHVN Chu Quang Thứ so sánh, quy hoạch cảng biển VN thời gian qua như một tấm áo vá! Vì lẽ đó, nhân buổi làm việc của Thường trực Chính phủ về việc triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lưu ý và chỉ đạo Bộ GTVT phải khẩn trương hoàn thành phê duyệt chi tiết các nhóm cảng biển, cần phát triển cảng biển và cơ sở hạ tầng kết nối (đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt…) một cách đồng bộ, thông suốt, phối hợp với các địa phương tổ chức giao thông hài hòa, không xung đột giữa giao thông kết nối cảng và giao thông đô thị.

Song, để nội dung chỉ đạo của Chính phủ đi vào thực tiễn, khắc phục được tình trạng “bến trước; luồng lạch, cầu đường đi sau”, tại diễn đàn Hội nghị thường niên VPA năm 2011, thay mặt lãnh đạo Bộ GTVT, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đề nghị VPA đề xuất các giải pháp hình thành, xây dựng các khu dịch vụ hạ tầng sau cảng, dịch vụ logistics và kết nối các phương thức vận tải… Ông Trần Tấn Phúc, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn Thiết kế Cảng – Kỹ thuật biển (Port Coast) góp ý, để điều phối một cách hiệu quả đồng bộ các dự án cơ sở hạ tầng cảng biển và mạng lưới hạ tầng kết nối với cảng, chúng ta cần có một “nhạc trưởng”.

Người “nhạc trưởng” này theo ông Hồ Kim Lân, Tổng Thư ký VPA khẳng định chính là vai trò của Nhà nước, thông qua cơ chế “chính quyền cảng”, mới có đủ tư cách và thẩm quyền giải quyết rốt ráo những bất cập “nội tình” cảng biển hiện nay. Bấy lâu, việc quản lý cảng biển của chúng ta khá khác biệt so với hầu hết các nước trên thế giới, dẫn đến hệ quả đầu tư, khai thác manh mún, vừa thừa… vừa thiếu, gây lãng phí nhiều mặt. Vì vậy, cần có lộ trình cải tiến sang cơ chế “chính quyền cảng”, như thông lệ quốc tế, trong đó có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương và khối các doanh nghiệp cảng.

“Chính quyền cảng” có nhiệm vụ quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch trong một phạm vi rộng lớn và có chiều sâu, đồng thời có tầm nhìn, có chiến lược tiếp thị cạnh tranh với các cảng lớn ở nước ngoài.

Mới đây, trong khuôn khổ Hội nghị Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác cảng biển quốc tế khu vực CM-TV, ông Nguyễn Ngọc Huệ, Cục trưởng Cục HHVN cho biết, Bộ GTVT đang có chủ trương xin phép chính phủ thực hiện thí điểm mô hình “chính quyền cảng” tại cụm cảng CM-TV để từng bước quản lý tốt hơn hoạt động cảng biển khu vực này và nhân rộng ra các khu vực khác cả nước.

Đây có thể được xem như bước ngoặt quan trọng đưa cảng biển VN hội nhập sâu vào thông lệ ngành thương mại hàng hải thế giới, để cảng biển VN trở thành một trong những trung tâm cảng biển lớn không những của nước ta mà còn của các nước trong khu vực và thế giới, nhằm đưa đất nước trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển.

Công Toại

Tin cùng chuyên mục