Mỗi ngày đến văn phòng xem clip độc hại, lạm dụng, khiêu dâm trên Facebook

Đến văn phòng, mở máy tính và suốt ngày xem những video giết người, thảm sát, hiếp dâm và lạm dụng tình dục trẻ em đăng trên Facebook. Đó là công việc của một moderator. Một công việc đầy ám ảnh!

"1.000 like, nếu không tôi sẽ thả thằng bé"

Cách đây vài ngày, BBC đưa tin, Tòa án ở Algeria kết án một người đàn ông 2 năm tù vì treo lơ lửng một bé trai ở bên ngoài cửa sổ căn hộ trên tầng 15 ở thủ đô Algiers.

Bàng hoàng thay, mục đích của người đàn ông này là: "câu like" trên Facebook!

Bức ảnh chụp cảnh đứa bé bị túm cổ áo và đưa ra ngoài khoảng không, kèm chú thích: "1.000 like, nếu không tôi sẽ thả thằng bé".

Mỗi ngày đến văn phòng xem clip độc hại, lạm dụng, khiêu dâm trên Facebook ảnh 1 Bức ảnh bé trai bị người thân treo lơ lửng phía ngoài cửa sổ căn hộ tầng 15 đăng trên Facebook gây bức xúc dư luận Algeria. Ảnh: FACEBOOK
Bức ảnh này được chia sẻ khắp mạng xã hội cùng với hàng ngàn bình luận chỉ trích, và nhiều bình luận đề nghị cảnh sát bắt giữ người đàn ông này vì tội lạm dụng trẻ em.

Trước đó, nền tảng video Facebook Live đã được sử dụng để phát trực tiếp các vụ giết người hay hãm hiếp tập thể gây chấn động.

Điển hình, 2 video clip đăng cảnh Wuttisan Wongtalay (21 tuổi) treo cổ con gái 11 tháng tuổi trong một khách sạn trên đảo Phuket ở Nam Thái Lan hôm 24-4 trước khi tự tử. Hai clip này đăng trên Facebook đến gần 24 giờ, thu hút gần nửa triệu lượt xem, rồi mới bị gỡ xuống.

Mỗi ngày đến văn phòng xem clip độc hại, lạm dụng, khiêu dâm trên Facebook ảnh 2 Đã có hai video clip, đăng trên Facebook đến gần 24 giờ trước khi bị gỡ xuống, cho thấy cảnh  Wuttisan Wongtalay (21 tuổi) treo cổ con gái 11 tháng tuổi trong một khách sạn trên đảo Phuket ở Nam Thái Lan hôm 24-4 trước khi tự tử. Trong ảnh là mẹ và ông ngoại bé gái nạn nhân tại lễ tang bé trong một ngôi chùa ở Phukhet, Thái Lan. Ảnh: REUTERS
Theo Reuters, phó phát ngôn viên Cảnh sát Quốc gia Kissana Phatanacharoen nói với báo giới ngày 26-4: "Chúng tôi sẽ thảo luận về những nội dung trực tuyến không phù hợp, dù là trên Facebook, YouTube hay Instagram, và về cách có thể nhanh chóng gỡ những nội dung này xuống".

Cảnh sát đã yêu cầu Bộ Kinh tế Số yêu cầu Facebook gỡ các video. Bộ đã liên lạc với Facebook ngày 25-4 và các video đã bị gỡ xuống vào khoảng 5 giờ chiều cùng ngày.

Google cho biết video này cũng được đưa lên YouTube nhưng 15 phút sau đã bị gỡ xuống khi được BBC thông báo.

Các video đã làm cư dân mạng phẫn nộ và đặt ra vấn đề cách thức hệ thống báo cáo của Facebook hoạt động và cách thức cảnh báo nhanh hơn với các nội dung bạo lực.

“Moderator” - Nghề của những ám ảnh

Vào tháng 5, CEO và đồng sáng lập Facebook Mark Zuckerberg thông báo, trong một năm tới sẽ tuyển 3.000 moderator (nhân viên kiểm duyệt nội dung) mới thêm vào số 4.500 nhân viên hiện nay để giám sát và thúc đẩy quy trình xử lý các nội dung độc hại được đăng lên không ngừng và chia sẻ công khai trên Facebook.

Hiện mỗi tuần Facebook, mạng xã hội có đến 1,86 tỷ người dùng mỗi tháng, nhận được hàng triệu báo cáo nội dung độc hại, thù hận, lạm dụng tình dục trẻ em và lạm dụng kỹ thuật số khác.
Chẳng hạn như vụ một tay súng bắn chết một cụ ông 74 tuổi ở Cleveland, bang Ohio, Mỹ, hay vụ một người đàn ông phát cảnh giết con gái 11 tháng tuổi trước khi tự tử ở Phukhet, Thái Lan, cùng nhiều vụ hãm hiếp tập thể được phát trực tiếp trên mạng xã hội này.
Mỗi ngày đến văn phòng xem clip độc hại, lạm dụng, khiêu dâm trên Facebook ảnh 3 Moderator - nghề của những ám ảnh
Đến văn phòng, mở máy tính và suốt ngày xem những video giết người, thảm sát, hiếp dâm và lạm dụng tình dục trẻ em đăng trên Facebook, đó là công việc của một moderator. Một công việc đầy ám ảnh!

Chịu đựng nỗi đau tinh thần mỗi ngày, lương 15 USD mỗi giờ

Nhưng trong điều tra của The Guardian mới đây, một moderator giấu tên cho biết, ông không thể thấy niềm vui trong công việc có mức lương chỉ khoảng 15 USD/giờ này, mà người làm phải chịu đựng những nỗi đau tinh thần và thể xác.

Họ có nhiệm vụ theo dõi các báo cáo của người dùng và xóa các video, hình ảnh và nội dung được tải lên trang web Facebook.

"Một số người chúng tôi không thể ngủ được và gặp những cơn ác mộng vì những video đã xem, gồm các cảnh lạm dụng tình dục trẻ em và nhiều thứ khác", nhân viên trên nói và cho biết nhiều đồng nghiệp của ông phải tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ tâm thần.
Một phát ngôn viên Facebook cho biết: "Chúng tôi nhận ra đây là một công việc khó khăn, và đó là lý do chúng tôi hỗ trợ tâm lý cho tất cả nhân viên kiểm duyệt nội dung Facebook. Chúng tôi đã làm việc với các nhà tâm lý để phát triển một chương trình được thiết kế đặc biệt hỗ trợ những người chịu trách nhiệm công việc này".

Tuy nhiên, nhân viên trên cho biết ông không nhận được tư vấn tâm lý bắt buộc nào, mà mỗi vài tháng công ty tổ chức các cuộc thảo luận với một nhà tâm lý, và nhân viên chỉ có thể tham dự nếu họ có yêu cầu.

Ông cũng cho biết, nhiều nhân viên là người mới đến Mỹ, không nói được tiếng Anh lưu loát nên làm việc bằng tiếng mẹ đẻ. Nhiều người sợ phải tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý vì điều này có thể đe dọa công việc họ mới có được.

Công nghiệp kiểm duyệt và những “độc hại” ẩn sâu 

Vào tháng 4, bộ phim tài liệu 20 phút The Moderators (Nhân viên kiểm duyệt) đã cho thấy bên trong ngành công nghiệp này.

The Moderators do Ciaran Cassidy và Adrian Chen đạo diễn, tập trung vào một lớp tập huấn kiểm duyệt nội dung Internet tổ chức ở Ấn Độ.

Nội dung phim xuất phát từ một điều tra 2 năm trước của Chen cho tờ Wired, xoáy vào những tổn thương tâm lý của các nhân viên kiểm duyệt khi làm việc với thông tin độc hại.

"The Moderators" cho biết có tới 150.000 người làm công việc dọn dẹp các trang web mạng xã hội và các ứng dụng di động trên thế giới, gấp đôi số nhân viên của Google và gấp 9 lần của Facebook.
Mỗi ngày đến văn phòng xem clip độc hại, lạm dụng, khiêu dâm trên Facebook ảnh 4 "The Moderators" -  bộ phim xuất phát từ một điều tra 2 năm trước của Chen cho tờ Wired, xoáy vào những tổn thương tâm lý của các nhân viên kiểm duyệt khi làm việc với thông tin độc hại
Những nhân viên loại bỏ nội dung độc hại khỏi Facebook này ẩn sâu trong đội ngũ lao động, chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á. Họ loại bỏ thủ công khỏi mạng xã hội các nội dung khiêu dâm, giết người, lạm dụng tình dục trẻ em, phân biệt chủng tộc...

Trong điều tra của Chen, phần lớn nội dung độc hại trên mạng xã hội diễn ra ở Philippines, một cựu nhân viên kiểm duyệt tên Maria ở Manila cho biết. Cô thực sự không chịu đựng nổi những cảnh lạm dụng tình dục trẻ em, mà đó chỉ là một phần những tội ác trong ngày làm việc của cô, vì vậy cô cứ phải dừng lại nghỉ với một tách cà phê mới có thể tiếp tục.

Điều tra của Wired và The Moderators cho thấy con người đóng vai trò chính trong quá trình kiểm duyệt nội dung, mà nhiều người Mỹ vẫn nghĩ là một quá trình tự động theo cách nào đó. Nhưng The Moderators còn cho thấy con người làm công việc kiểm duyệt nội dung theo những cách rất khác nhau và bị chấn thương tâm lý vì công việc.

Một trong những lãnh đạo lớp tập huấn giải thích rằng ông là một moderator giỏi vì ông không bao giờ để mình bị ảnh hưởng bởi những thứ ông nhìn thấy, vì "đó chỉ là hình ảnh, chỉ là công việc".

Bắt đầu buổi học, ông hỏi học viên: "Các bạn biết gì về kiểm duyệt nội dung?". Mọi người đều im lặng. Những moderator trẻ này chưa hình dung hết những gì đang chờ họ trong công việc kiểm duyệt nội dung, một khi họ đã ký thỏa thuận không tiết lộ khi tham dự lớp học.

Tin cùng chuyên mục