Cụm tin Môi trường đô thị

Tháo gỡ khó khăn về nguồn nước cho 16 tỉnh

Tháo gỡ khó khăn về nguồn nước cho 16 tỉnh
Tháo gỡ khó khăn về nguồn nước cho 16 tỉnh

Tháo gỡ khó khăn về nguồn nước cho 16 tỉnh

Tháo gỡ khó khăn về nguồn nước cho 16 tỉnh ảnh 1
Người dân quận 8 TPHCM mua nước sinh hoạt từ bồn cấp nước công cộng.

Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên-Môi trường) cho biết, Đề án điều tra đánh giá nguồn nước dưới đất khu vực trung du và miền núi Bắc bộ sẽ tập trung vào việc điều tra khảo sát (cả tổng quan và chi tiết) tại 16 tỉnh có nhu cầu bức thiết về nước, trong đó có Nghệ An, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa...

Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng kinh phí trên 67,9 tỷ đồng. A.P.

Mức thu phí vận chuyển nông thổ sản vào các chợ đầu mối ở TPHCM

UBND TPHCM đã đồng ý với đề xuất của Sở Tài chính và Sở Thương mại về mức thu phí vận chuyển nông thổ sản bằng đường thủy vào các chợ đầu mối của thành phố. Theo đó, phương tiện vận chuyển có tải trọng từ 3,5 tấn trở xuống phải chịu mức phí 5.000 đồng/lượt; phương tiện có tải trọng từ 3,5 tấn đến 11 tấn: 10.000 đồng/lượt và trên 11 tấn là 15.000 đồng/lượt. A.N.

Giải quyết ô nhiễm kênh Thầy Cai-An Hạ

Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM cho biết, trong tháng 9-2006, sở phối hợp với UBND các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp kiểm tra việc xả thải ở các nhà máy, cơ sở sản xuất nằm dọc kênh Thầy Cai-An Hạ và sẽ xử phạt nghiêm những đơn vị vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

Sở cũng sẽ làm việc trực tiếp với Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (chủ đầu tư Khu công nghiệp Lê Minh Xuân) và Công ty cổ phần Phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc (chủ đầu tư Khu công nghiệp Tân Phú Trung) để yêu cầu khẩn trương hoàn thành hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung của 2 khu công nghiệp. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để đề xuất phương án nạo vét kênh Thầy Cai-An Hạ trình UBND TPHCM trong tháng 9-2006. S.L.

Phần mềm quản lý chứng từ chất thải nguy hại

Ngày 7-9, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo giới thiệu phần mềm quản lý với các cơ sở sản xuất công nghiệp và đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại. Việc triển khai phần mềm quản lý này nhằm thống kê, cập nhật, lưu trữ thông tin về các đơn vị sản xuất công nghiệp (chủ nguồn thải) và các đơn vị dịch vụ thu gom – vận chuyển lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố.

Hệ thống quản lý này áp dụng cho 4 nhóm đối tượng chính là: Chủ nguồn thải (các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố); đơn vị dịch vụ thu gom vận chuyển và lưu giữ chất thải nguy hại; đơn vị xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại và đơn vị vừa vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại.

Mỗi đối tượng chỉ cần nạp các thông tin về tên cơ sở, địa chỉ, ngành nghề sản xuất, loại hình doanh nghiệp, sổ đăng ký quản lý chủ nguồn thải, nguyên liệu, công suất sản xuất doanh nghiệp… thì lập tức các thông tin sẽ được chuyển đến các đơn vị liên quan. Từ nay đến cuối năm, phần mềm này sẽ áp dụng đối với các đơn vị sản xuất tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.  A.V.

Tài trợ 29.000 USD xây dựng hệ thống cấp nước tại tỉnh Quảng Bình

Hôm qua 7-9, tổ chức Đông Tây Hội Ngộ (East Meets West - EMW) đã bàn giao hệ thống cấp nước (gồm 1 đài chứa nước, 1 hệ thống lọc, 2 giếng khoan, hai máy bơm, hệ thống điện và đường ống dẫn nước) cho 2 thôn Đại Sơn và Đông Giang (xã Đông Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình).

Dự án này do Tập đoàn GAP (tập đoàn thời trang của Mỹ) tài trợ trị giá 29.000 USD và tổ chức EMW thiết kế, xây dựng. Dự án đưa vào sử dụng sẽ giúp 311 hộ dân, 3 trường học, bưu điện và trung tâm y tế của 2 thôn trên có đủ nước sạch sử dụng. Đây là 2 thôn không có nước sạch để sử dụng vì nguồn nước đã bị nhiễm vôi và sắt nặng.  P.V.A.

Sông Thị Vải mỗi ngày “uống” trên 33.000m3 nước thải

Ngày 6-9, tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chủ trì hội thảo “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho cộng đồng lưu vực sông Thị Vải”. Sông Thị Vải hiện đang bị ô nhiễm trầm trọng do nước thải công nghiệp từ các nhà máy, các khu công nghiệp nằm dọc theo 2 bên bờ sông (Báo SGGP đã có loạt bài phản ánh).

Theo thống kê của Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia TPHCM), tính đến tháng 4-2006, dọc theo sông Thị Vải có 11 khu công nghiệp, 192 dự án đang hoạt động. Mỗi ngày sông Thị Vải phải “uống” 33.120m3 nước thải từ các khu công nghiệp (hầu hết đều chưa qua xử lý), chưa kể đến lượng nước giải nhiệt từ nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ và các nhà máy, cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp.  H.T.

Cần có chính sách ứng dụng nhiên liệu sinh học

Theo Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng (Viện Khoa học- Công nghệ Việt Nam), qua tổ chức hội thảo lần đầu tiên về nhiên liệu có nguồn gốc sinh học, nhiều báo cáo khẳng định Việt Nam hoàn toàn có khả năng điều chế nhiên liệu sinh học từ dầu thực vật, dầu mè, mỡ động vật…, có thể sử dụng phối trộn với xăng ở mức tỷ lệ từ 10% đến 20% để sử dụng cho động cơ diesel góp phần giảm thải ô nhiễm môi trường, giảm giá thành.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, nhà nước cần có một chính sách đồng bộ về phát triển nguồn nguyên liệu, tiêu chuẩn, cơ sở pháp lý, giá cả và chính sách hỗ trợ về thuế để sản xuất và ứng dụng nhiên liệu sinh học có hiệu quả. Tg.L.

Tin cùng chuyên mục