Bạn có biết?

Quy định về kiến trúc đối với nhà ở liên kế

Quy định về kiến trúc đối với nhà ở liên kế

Sở Quy hoạch – Kiến trúc đang trình UBND TPHCM các quy định về kiến trúc nhà ở liên kế, nhà biệt thự và công trình dân dụng dọc đường phố trong khu đô thị hiện hữu cải tạo. Nếu quy định này sớm được thông qua thì người dân và bạn đọc có thể căn cứ vào các thông tin dưới đây để xây dựng nhà cửa hoặc các công trình cần thiết... Trong số báo này, Báo SGGP xin gởi đến bạn đọc các quy định về kiến trúc đối với nhà ở liên kế.

1.1 Yêu cầu về kiến trúc:

Việc xây dựng mới, cải tạo nhà ở liên kế đảm bảo sự thống nhất, hài hòa về hình thức; các chi tiết mặt ngoài, cao độ nền, chiều cao chuẩn ở vị trí mặt tiền nhà trên từng tuyến phố hoặc khu đô thị. Theo đó, nhà ở xây dựng mới trong các dãy nhà liên kế hiện hữu ngoài việc phù hợp với quy hoạch chi tiết mới duyệt và quy định này còn phải phù hợp với hình thức và màu sắc của dãy nhà.

Đối với các dãy nhà ở liên kế hiện hữu có khoảng lùi (chỉ giới xây dựng không trùng với lộ giới), khoảng lùi của dãy nhà được xác định trong thiết kế đô thị, cơ quan quản lý quy hoạch có thẩm quyền căn cứ vào hiện trạng kiến trúc khu vực để quy định về khoảng lùi công trình cho phù hợp.

1.2 Diện tích và kích thước xây dựng lô đất:

- Trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, diện tích tối thiều của lô đất xây dựng không nhỏ hơn 36m2 và chiều ngang lô đất không nhỏ hơn 3, 3m.

* Trường hợp đặc biệt và lô đất có hình tứ giác tương đối vuông vắn, diện tích tối thiểu của lô đất không nhỏ hơn 30m2. Trong các dự án nhà ở thương mại, diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng không nhỏ hơn 60m2 và chiều ngang lô đất không nhỏ hơn 5m. Nhà ở liên kế hiện hữu không áp dụng theo các quy định ở mục 1.2 và 1.3

1.3 Mật độ xây dựng:

Mật độ xây dựng đối với nhà ở liên kế áp dụng theo bảng dưới đây:

- Trường hợp được xây dựng tối đa là 100% phải có giải pháp hợp lý về thông gió và chiếu sáng tự nhiên.

- Trường hợp lô đất tiếp giáp 2 đường (hoặc hẻm) công cộng trở lên thì mật độ xây dựng được tăng thêm không quá 5% (trừ trường hợp diện tích lô đất dưới 50m2).


1.4: Số tầng và chiều cao nhà ở liên kế:

* Nhà ở liên kế có mặt tiền xây dựng giáp lộ giới:

- Số tầng và chiều cao nhà ở liên kế phụ thuộc vào chiều rộng lộ giới đường, theo bảng sau:

* Nhà ở liên kế có sân vườn:

- Đối với các dãy nhà ở có sân vườn được xây dựng mới, số tầng và chiều cao phụ thuộc vào chiều rộng lộ giới, khoảng lùi so với lộ giới, theo bảng sau:

* Xử lý tầng cao đối với một số trường hợp đặc biệt:

- Nhà tại vị trí tiếp giáp 2 đường có quy định khác nhau về tầng cao, số tầng cao công trình là trung bình cộng của hệ số sử dụng đất (HSSDĐ) của công trình, tính toán riêng theo trục đường chia cho mật độ xây dựng (MĐXD) của khu đất theo công thức sau:

Số tầng = ½ (HSSDĐ theo đường A + HSSDĐ theo đường B): MĐXD

* Nếu công thức tính ra số lẻ thì làm tròn theo số nguyên cận dưới nếu số lẻ nhỏ hơn 0,5. Làm tròn theo số cận trên nếu số lẻ lớn hoặc bằng 0,5.

* Đối với nhà hiện hữu có diện tích nhỏ hơn 15m2, có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m thì chỉ được cải tạo, sửa chữa hoặc xây mới theo quy mô số tầng hiện hữu.

* Đối với nhà ở hiện hữu có diện tích từ 15m2 đến nhỏ hơn 40m2, nếu có điều kiện hợp khối với kiến trúc bên ngoài tương đối đồng nhất thì được phép xây dựng tối đa 3 tầng (không kể tầng lửng và mái che cầu thang), đồng thời có yêu cầu khoảng lùi theo lộ giới. (Còn tiếp) 

NGUYÊN THẢO (lược ghi)

Tin cùng chuyên mục