Mưa lũ đã làm 93 người chết và mất tích

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tính đến sáng nay 13-10 đã có tổng số 93. Trong đó số người chết đã tăng lên 54 người và 39 người vẫn còn mất tích.

Về số người chết: Sơn La: 6 người, Yên Bái: 6 người, Hòa Bình: 17 người, Thanh Hóa: 14 người, Nghệ An: 9 người, Hà Nội 2 người (như vậy Sơn La tăng 1 người, Yên Bái tăng 2 người, Hòa Bình tăng 6 người, Thanh Hóa tăng 6 người, Nghệ An tăng 1 người, Hà Nội 1 người).

Về người mất tích: Sơn La: 2 người, Yên Bái: 16 người, Hòa Bình: 15 người, Thanh Hóa: 5 người, Quảng Trị: 1 người.

Như vậy hiện nay Yên Bái và Hòa Bình là 2 địa phương đang có nhiều người mất tích do mưa lũ đất đá vùi lấp vẫn chưa tìm được.

Mưa lũ đã làm 93 người chết và mất tích ảnh 1 Đất đá sạt lở vùi lấp 7 căn nhà cùng 18 người dân xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
Trước tình hình trên, sáng nay 13-10, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã dẫn đầu đoàn công tác lên tỉnh Yên Bái để chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra tại tỉnh Yên Bái.

Cũng theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên, số nhà ngập sập trôi đã lên tới trên 30.827 nhà và có 1.948 hộ phải di dời khẩn cấp vì nguy hiểm.

Hiện nay nhiều tuyến đê ở miền Bắc đang bị hư hỏng nặng do mưa lũ vượt lịch sử, có trên 60 sự cố trên đê, đặc biệt là tại Hà Nội và Thanh Hóa.

Tại Hà Nội bị sạt lở mái đê tả Đáy, huyện Hoài Đức. Các tuyến đê dưới cấp III bị tràn 11 đoạn với tổng chiều dài khoảng 13.950m tại các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai; vỡ đê sông Bùi 2 tại huyện Chương Mỹ (bao ngăn lũ núi) dài 15m. Địa phương đã di dời 70 hộ dân vùng ngập đến nơi an toàn.

Tại tỉnh Hà Nam sạt mái đê với tổng chiều dài 125m trên các tuyến đê từ cấp III trở lên; xảy ra nhiều sự cố sạt, trượt trên các tuyến bối, trong đó vỡ, tràn gây ngập một số khu dân cư, phải di dời 238 hộ và dự kiến di dời tiếp 1.620 hộ trong các vùng ngập.

Mưa lũ đã làm 93 người chết và mất tích ảnh 2 Một cây cầu trên địa bàn xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa bị nước lũ làm sập
Tính đến nay, hơn 52.000 lúa và hoa màu, 16.303ha cây ăn trái, cây lâu năm ở khắp các tỉnh từ Nghệ An, Thanh Hóa ra Hà Nam, Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, Hòa Bình… bị ngập trong nước lũ. Gia súc gia cầm chết đã lên tới trên 200.000 con.

Các xã Mường Bang, Sập Xa, huyện Phù Yên; Chiềng Yên, Song Khủa, Suối Bàng, Mường Men, Liên Hòa, Mường Tè của huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La; các xã vùng cao Đồng Nghê, Suối Nánh, Mường Tuổng, Đồng Chum, Mường Chiềng, Giáp Đắt, Tân Pheo, Tiền Phong, Vầy Nưa, Đoàn Kết, Trung Thành, Yên Hòa, Đồng Ruộng của huyện Đà Bắc và các xã Yên Bồng, Khoan Dụ, lạc Long, Cố Nghĩa, Hưng Thi, An Bình của huyện Lạc Thủy (cùng tỉnh Hòa Bình) hiện bị cô lập do giao thông chưa khắc phục được.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, ngập úng đã xảy ra trên diện tích 162.636ha tại đồng bằng sông Hồng, việc tiêu úng khó khăn do lũ sông Đáy lớn, nước triều cao, diện tích lúa chưa gặt còn rất lớn.

Trong khi đó bão Khanun đã tiến vào biển Đông từ 7 giờ sáng nay. Sáng nay 13-10, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã ra công điện số 82 yêu cầu chủ động ứng phó với bão Khanun, trước mắt là kêu gọi các tàu thuyền đi tránh bão, vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định từ kinh tuyến 113 trở ra và từ vĩ tuyến 14 đến 21,5. 

Tin cùng chuyên mục