Muốn xuất khẩu rau quả phải làm “sạch” trang trại

Để cải thiện và nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam, doanh nghiệp và nông dân phải ứng dụng các phương pháp trồng trọt, nông nghiệp công nghệ cao để làm cho vườn của mình “sạch”.
Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm xanh tại sự kiện Hội tụ hàng Việt TPHCM
Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm xanh tại sự kiện Hội tụ hàng Việt TPHCM
Tại hội thảo “Đẩy mạnh giao thương Việt - Thái: Đâu là cơ hội thị trường cho doanh nhân hai nước trong bối cảnh ASEAN hiện nay”, GS-TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam, cho biết: Để cải thiện và nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam, doanh nghiệp và nông dân phải ứng dụng các phương pháp trồng trọt, nông nghiệp công nghệ cao để làm cho vườn của mình “sạch”. 
GS-TS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh, muốn tiếp cận sản phẩm Việt Nam ra thế giới, đầu tiên phải xây dựng kiểu sản xuất hiện đại mà các nước đang làm. Trong đó, bà con nông dân phải biết bón phân vừa phải, hạn chế và ít dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật, hoặc khi có thì cũng dùng thuốc được nhà nước cho phép trong danh sách mà quốc tế công nhận.
Những năm gần đây, nông dân Việt Nam được tiếp xúc nhiều và nghe quen thuộc những từ ngữ như GlobalGAP, VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt). Hay rộ lên gần đây là sản xuất theo kiểu hữu cơ, sản xuất sạch. Đây là những cách làm được các cơ quan, chuyên viên, chuyên gia tiếp cận với nông dân; để bà con thấy rằng, muốn đưa hàng hóa ra thị trường nội địa hay xuất khẩu đi các nước, cần phải đảm bảo quy trình sản xuất tuân thủ những quy định, tiêu chuẩn quốc tế. Những tiêu chuẩn này được đưa ra để khẳng định rằng, thực phẩm muốn vào nước họ phải sạch, an toàn. 
Năm 2017, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đón nhận nhiều tín hiệu tích cực và kim ngạch tăng lên. Dự kiến xuất khẩu rau quả trong năm nay có thể sẽ đạt từ 3,4 - 3,6 tỷ USD. 

Tin cùng chuyên mục