“Ngành cá tra Việt Nam tiếp tục vượt khó trong năm 2013”

Năm 2012, xuất khẩu cá tra đạt 1,74 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm 2011 và thấp hơn so với mục tiêu 1,8 tỷ USD do những khó khăn về nguồn vốn cho sản xuất, xuất khẩu, thị trường tiêu thụ trầm lắng, nguồn cung nguyên liệu thừa và giá trung bình xuất khẩu bị đẩy xuống thấp. Dự báo năm 2013 tổng sản lượng cá tra ước khoảng 900 ngàn tấn (thấp hơn 1,2 triệu tấn năm 2012), ngành cá tra sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn do thiếu nguyên liệu. Nhân dịp năm mới Xuân Quý Tỵ 2013, chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt Việt Nam (thuộc VASEP) về “hướng đi” trong năm 2013 của con cá tra.
“Ngành cá tra Việt Nam tiếp tục vượt khó trong năm 2013”

Năm 2012, xuất khẩu cá tra đạt 1,74 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm 2011 và thấp hơn so với mục tiêu 1,8 tỷ USD do những khó khăn về nguồn vốn cho sản xuất, xuất khẩu, thị trường tiêu thụ trầm lắng, nguồn cung nguyên liệu thừa và giá trung bình xuất khẩu bị đẩy xuống thấp. Dự báo năm 2013 tổng sản lượng cá tra ước khoảng 900 ngàn tấn (thấp hơn 1,2 triệu tấn năm 2012), ngành cá tra sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn do thiếu nguyên liệu. Nhân dịp năm mới Xuân Quý Tỵ 2013, chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt Việt Nam (thuộc VASEP) về “hướng đi” trong năm 2013 của con cá tra.

“Ngành cá tra Việt Nam tiếp tục vượt khó trong năm 2013” ảnh 1

Một góc nhà máy Chế biến và xuất khẩu cá tra của Công ty CP Hùng Vương Châu Âu (Tiền Giang)

“Năm 2012 vừa qua là một năm khó khăn chung đối với ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu và tiêu thụ cá tra. Năm 2012 xuất khẩu cá tra đạt 1,74 tỷ đô la Mỹ, giảm hơn 3,4% về tổng giá trị xuất khẩu so với 2011 (1,8 tỷ USD). Tuy sản lượng xuất khẩu tăng 10%, nhưng về giá trị xuất khẩu chung giảm gần 7%, do ảnh hưởng kinh tế toàn cầu và sản lượng 2012 của cá rô phi, cá hồi, cá tuyết… đánh bắt và nuôi trồng tăng 20% dẫn đến cung vượt cầu, trong đó có cá tra. Ngoài ra, năm 2012 chi phí giá thành đều tăng, trong nuôi trồng thức ăn tăng 10%, trong sản xuất chi phí tăng trên 30%, bao gồm lãi vay, cước vận chuyển và chi phí lao động... Đây phải nói là một năm ngành xuất khẩu cá tra kể cả doanh nghiệp, nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Không riêng gì tại Việt Nam mà các quốc gia như: Na Uy, Chi Lê, Trung Quốc, Ai Cập, Mỹ, Nga… những nước nuôi trồng và đánh bắt cá và nuôi trồng bị thiệt hại”. 

° Bước vào năm 2013 có “điểm sáng” nào của thị trường xuất khẩu cá tra để chúng ta có thể hy vọng thưa ông?

- Tình hình năm 2013 đang có những tín hiệu khởi sắc. Qua việc thất bại và thiệt hại của năm 2012 và chi phí giá thành năm 2012 cao thì sản lượng nuôi cá hồi, cá rô phi, cá da trơn đều giảm sản lượng. Trong khi đó, các loại thực phẩm đều tăng giá do chi phí đầu vào cao như: thịt heo, bò, gà… Vì vậy, ngay từ đầu năm, các thị trường đang tăng lượng nhập khẩu thực phẩm có giá rẻ hơn. Điều này thể hiện rõ nét khi tháng 2/2013 các thị trường bắt đầu tăng cường nhập khẩu cá tra Việt Nam như châu Âu, đặc biệt là Mỹ. Cho thấy tín hiệu tốt qua một năm thị trường châu Âu khó khăn, nhập khẩu có giảm thì hiện nay thị trường này đang tăng cường nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc nuôi trồng đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và đạt tiêu chuẩn: GlobalGap, ASC. Chính vì vậy, giá cũng có tín hiệu tăng từ 5-10 cen/kg. Ngoài ra, thị trường Mỹ, châu Âu đang tăng cường nhập khẩu do họ nắm bắt được cá tra Việt Nam đang sụt giảm mạnh. Đây là cơ hội cho nhà nhập khẩu để giữ hàng tồn kho và bán ra trong mùa ăn chay.

° Vậy ngành công nghiệp cá tra Việt Nam tiếp tục “vượt khó” trong năm 2013?

 Nhân dịp năm mới 2013, Công ty Cổ phần Hùng Vương xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các đối tác đã, đang và sẽ đồng hành cùng quá trình phát triển của công ty. Thay mặt cho Ban Lãnh đạo công ty, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến sự gắn bó của toàn thể anh chị em CB-CNV trong công ty đã đồng sức, đồng lòng xây dựng công ty mỗi ngày một  vững mạnh.

Xin chúc mọi người năm mới có nhiều sức khỏe, an khang, thịnh vượng.

DƯƠNG NGỌC MINH (Phó Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Hùng Vương).

- Năm 2013, cá tra Việt Nam dự đoán đạt sản lượng không quá 900 ngàn tấn (giảm so năm 2012 trên 1,2 triệu tấn). Điều này cảnh báo các nhà máy sẽ gặp khủng hoảng do thiếu nguyên liệu để sản xuất. Đồng thời cảnh báo cho những doanh nghiệp chào bán giá rẻ vì nguyên liệu trong nước không còn để mua rẻ. Năm 2013, dự đoán giá thành cá tra sẽ xuống thấp từ 5-10% do các yếu tố: Lãi vay ngân hàng mang tính chất ổn định và không cao như năm 2012; giá nguyên liệu thức ăn như: bánh dầu đậu nành, cám gạo, khoai mì… giảm trên 15% so với cuối năm 2012. Tín hiệu này cho thấy giá thức ăn sẽ giảm vào tháng 3-2013 và xu hướng này sẽ tiếp tục giảm mạnh trong tháng 6 và 7-2013.

Với sản lượng không quá 900 ngàn tấn thì trong năm 2013 là cơ hội cho Hiệp hội Sản xuất và Tiêu thụ Cá tra ĐBSCL ra đời nhằm ổn định về mặt quy hoạch chiến lược cho những năm sau, đảm bảo cung và cầu, không mang tính chất tự phát dẫn đến được mùa mất giá mà được giá lại mất mùa như hiện nay, gây ảnh hưởng cho vấn đề đầu tư sản xuất và chế biến của doanh nghiệp nếu thiếu nguyên liệu, đồng thời sẽ gây ảnh hưởng đến người nông dân khi nguyên liệu bị thừa. Vì vậy, chiến lược quy hoạch vùng, quy hoạch sản lượng của các tỉnh ĐBSCL mang ý nghĩa cho người nông dân khi họ đầu tư. Năm 2013 dự báo doanh nghiệp nhỏ sẽ gặp khó khăn khi không có đầu tư cho vùng nguyên liệu để sản xuất và việc mua bán của năm 2013 sẽ sắp xếp lại trật tự trong vấn đề thị trường.

Bài, ảnh: HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục