Nghiêm cấm sử dụng lao động chưa thành niên làm việc nặng nhọc

Mặc dù luật đã có quy định, nhưng hiện nay tại nhiều cơ sở sản xuất như may mặc, dệt, nhuộm, công trình xây dựng..., vẫn vi phạm. Lao động chưa thành niên phải làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, liên tục nhiều giờ, quá sức, thậm chí là làm việc vào ban đêm…
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2012 đã quy định không được phép sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc (như mang vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; lao động làm việc trên công trường xây dựng), hoặc chỗ làm việc; công việc gây ảnh hưởng xấu đến nhân cách của họ theo danh mục do Bộ LĐTB-XH chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
Mặc dù luật đã có quy định, nhưng hiện nay tại nhiều cơ sở sản xuất như may mặc, dệt, nhuộm, công trình xây dựng..., vẫn vi phạm. Lao động chưa thành niên phải làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, liên tục nhiều giờ, quá sức, thậm chí là làm việc vào ban đêm…
Bên cạnh đó, hầu hết các lao động này không được ký kết hợp đồng lao động, không được tham gia các bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, tai nạn; vì vậy khi xảy ra tai nạn lao động, ốm đau hay bệnh nghề nghiệp, người lao động không được hưởng các chế độ.    
Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội... phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động chưa thành niên làm công việc bị cấm theo quy định tại Bộ luật Lao động.
Để đảm bảo quyền lợi cũng như để đảm bảo an toàn lao động đối với người lao động chưa thành niên, cơ quan thanh tra lao động cần thường xuyên kiểm tra, thanh tra các cơ sở đơn vị, công trường. Bên cạnh đó cũng cần xem xét sửa đổi, bổ sung nâng cao mức phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị, cơ sở, người sử dụng lao động chưa thành niên không đúng quy định của pháp luật lao động để đảm bảo quyền lợi của người lao động... 

Tin cùng chuyên mục