Nhiều bộ còn nợ đọng văn bản

Theo Bộ Tư pháp, số lượng văn bản “nợ đọng” quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã có hiệu lực tuy đã giảm, nhưng vẫn còn (hiện nay, còn nợ 6 văn bản thuộc trách nhiệm xây dựng của các Bộ: Công an; Nội vụ; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Văn hóa, Thể thao và Du lịch). 
Số lượng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) được ban hành tiếp tục giảm nhẹ ở cấp Trung ương và giảm mạnh ở địa phương
Số lượng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) được ban hành tiếp tục giảm nhẹ ở cấp Trung ương và giảm mạnh ở địa phương

So với năm 2017 và những năm trước đó, số lượng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) được ban hành tiếp tục giảm nhẹ ở cấp Trung ương và giảm mạnh ở địa phương, phù hợp với tinh thần, quy định của Luật ban hành VBQPPL năm 2015 và chủ trương tập trung cao vào công tác tổ chức thi hành pháp luật. Chất lượng VBQPPL do các cơ quan ở Trung ương và địa phương ban hành được bảo đảm hơn.

Tuy nhiên, qua thẩm định VBQPPL, Bộ Tư pháp cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế.

Cụ thể, các Bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra theo thẩm quyền 15.184 VBQPPL (giảm 46,8% so với năm 2017); qua kiểm tra, bước đầu phát hiện 329 văn bản có dấu hiệu trái nội dung, thẩm quyền (giảm 676 văn bản so với năm 2017).

Riêng tại Bộ Tư pháp, đã kiểm tra theo thẩm quyền 3.087 văn bản (gồm 493 văn bản của các Bộ, cơ quan ngang bộ; 2.594 văn bản của địa phương); qua kiểm tra đã phát hiện, ra Kết luận kiểm tra, kiến nghị xử lý đối với 66 văn bản trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền (gồm 28 văn bản của các Bộ, 38 văn bản của địa phương); đến nay, có 34/66 văn bản đã được cơ quan ban hành xử lý.

Đáng lưu ý, tình trạng xin lùi, rút dự án ra khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn khá nhiều. Một số dự án chưa được nghiên cứu, chuẩn bị thấu đáo, chưa tạo được sự đồng thuận chung. Số lượng văn bản “nợ đọng” quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã có hiệu lực tuy đã giảm, nhưng vẫn còn (hiện nay, còn nợ 06 văn bản thuộc trách nhiệm xây dựng của các Bộ: Công an; Nội vụ; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Tính khả thi của một số quy định trong hệ thống pháp luật còn thấp; việc bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật còn là thách thức lớn.

Tin cùng chuyên mục