Bất hợp lý trong trợ giá vận tải công cộng

Nhiều nhà xe có thể ngưng kinh doanh

Cứ tưởng rằng hoạt động vận tải hành khách công cộng TPHCM sẽ không bị tác động bởi chuyện tăng giá xăng dầu vì đã được ngân sách thành phố trợ giá, thế nhưng thực tế không phải vậy. Ông Phùng Đăng Hải, Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX xe buýt TPHCM cho biết: đã từ 18 tháng nay, liên hiệp vẫn phải nhận tiền trợ giá với cách tính chi phí đã lỗi thời, thấp hơn nhiều so với chi phí hiện tại. 
Nhiều nhà xe có thể ngưng kinh doanh

Cứ tưởng rằng hoạt động vận tải hành khách công cộng TPHCM sẽ không bị tác động bởi chuyện tăng giá xăng dầu vì đã được ngân sách thành phố trợ giá, thế nhưng thực tế không phải vậy. Ông Phùng Đăng Hải, Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX xe buýt TPHCM cho biết: đã từ 18 tháng nay, liên hiệp vẫn phải nhận tiền trợ giá với cách tính chi phí đã lỗi thời, thấp hơn nhiều so với chi phí hiện tại.  

Nhiều nhà xe có thể ngưng kinh doanh ảnh 1
Xe buýt Phương Trinh đĩn khách tuyến Lê Hồng Phong - Bến xe miền Tây. Ảnh: THÀNH TÂM

Theo Liên hiệp HTX xe buýt, trị giá trung bình của một chiếc xe buýt mới hiện nay đã lên tới vài trăm triệu đồng, nhưng vẫn phải chịu mức khấu hao của xe cũ, trị giá hơn trăm triệu đồng; giá xăng dầu đã 2 lần tăng trong năm 2004 nhưng tiền trợ giá vẫn tính theo mức giá của những năm trước… Không chỉ có thế, tiền trợ giá chi trả cho các doanh nghiệp vận tải lại thường trễ, tháng này thường nhận”gối đầu” cho tháng kia. Quý 1-2004, Sở Giao thông Công chánh quyết toán xin 24 tỷ đồng để trợ giá cho các doanh nghiệp nhưng ngành tài chính chỉ chi tạm ứng 21 tỷ đồng; quý 2-2004 xin 18 tỷ đồng nhưng chỉ được chi trả 12 tỷ đồng. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp xe buýt hầu như không bao giờ được nhận đủ tiền trợ giá (dù là theo cách tính cũ).
 
Đã có một số chủ xe có ý định không chạy xe buýt nữa, ông Hải cho biết. Lý do là tiền trợ giá thì luôn luôn trễ, trong khi đó thì chủ xe lại không thể chi trả tiền chậm cho các tài xế, phụ xe mà họ đã thuê.
 
Trong khi các đơn vị vận tải xe buýt đang khó khăn như vậy thì các ban ngành chức năng vẫn chưa có một động thái tích cực nào. Khoảng 2 tháng sau khi các đơn vị vận tải tiếp nhận những chiếc xe buýt đầu tiên, Sở Giao thông Công chánh đã làm xong định mức tính trợ giá mới cho các doanh nghiệp (khoảng tháng 7-2003). Thế nhưng, lúc đó có ý kiến lo ngại Sở Giao thông Công chánh “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, nên yêu cầu phải có một cơ quan độc lập làm định mức. Do đó Sở Giao thông Công chánh đã ký hợp đồng thuê Viện Kinh tế TPHCM thực hiện. Sự nhùng nhằng này đã khiến cho việc xây dựng định mức mới kéo dài đến khoảng tháng 5-2004 Viện Kinh tế mới hoàn thành hợp đồng. Song cho đến nay vẫn chưa có định mức mới và các doanh nghiệp vận tải lại… tiếp tục phải chờ. Một cán bộ của Sở Tài chính Vật giá cho rằng cần có thêm thời gian để trao đổi trước khi trình UBND TP về định mức này.
 
Bao giờ các doanh nghiệp nhận được mức trợ giá mới-câu trả lời vẫn bỏ ngỏ bởi ngành chức năng dường như vẫn chậm chạp đến mức vô cảm trước nỗi khốn khó của doanh nghiệp. Theo kế hoạch, năm nay hoạt động vận tải hành khách công cộng sẽ phải đạt sản lượng 150 triệu lượt hành khách. Với cách làm việc như hiện nay, liệu có đạt chỉ tiêu này?
 
V.A.

Tin cùng chuyên mục