Nhiều tác nhân gây đau dạ dày vẫn bị bỏ sót khi điều trị

Nhiều tác nhân gây đau dạ dày vẫn bị bỏ sót khi điều trị

(SGGPO).- Hơn 10 năm nghiên cứu, PGS. TS Phạm Gia Điền và các đồng sự tại Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam cho rằng, việc điều trị đơn hướng khiến chứng viêm loét dạ dày ít khi được trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu tiếp cận đầy đủ 5 vấn đề của chứng bệnh này thì khả năng giải quyết “dứt điểm” hoàn toàn có khả năng.
 
PGS.TS Phạm Gia Điền cho rằng: Tìm ra một giải pháp mới cho một vấn đề cũ thì vẫn đáng để chúng ta nghiên cứu và thử nghiệm. Huống hồ trên thực tế, chứng đau dạ dày hầu như ai cũng biết tới nhưng để tìm được một giải pháp tiếp cận đầy đủ các tác nhân gây đau dạ dày thì hiện tại tôi vẫn chưa thấy được ngoài thị trường. Việc này dễ dẫn đến chuyện người bệnh uống thuốc có thể thấy đỡ phần nào nhưng chưa triệt để, một thời gian sau lại tái phát.

PGS-TS Phạm Gia Điền - Trưởng phòng Công nghệ các hoạt chất sinh học, Viện Hoá học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Theo PGS.TS Phạm Gia Điền, nhóm nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sau 11 năm nghiên cứu đã tìm ra công thức “chuẩn" để kết hợp giữa các loại thảo dược đặc biệt hiệu quả là nghệ và củ bình vôi, tạo nên “tỷ lệ vàng" BVN11. Đây là công thức độc quyền có trong Trường An Vị, ước tính có thể mang lại hiệu quả phục hồi gấp hàng chục lần thông thường, đạt được kết quả cụ thể.

Theo những thông tin mà nhóm đã nghiên cứu, để giải quyết được chứng viêm loét dạ dày tá tràng nói chung, cần phải ý thức và tiếp cận đầy đủ 5 vấn đề sau: Đầu tiên phải diệt được khuẩn HP, căn nguyên gây ra việc viêm loét dạ dày tá tràng và còn có thể là ung thư dạ dày; Tiếp theo phải ngăn chặn việc viêm loét dạ dày khi bắt đầu phát hiện dấu hiệu bị viêm; Phải có cách làm chỗ viêm loét liền lại; Song song đó, trong thời gian này phải có những biện pháp giảm đau cho người bệnh; Và quan trọng nhất, ngăn ngừa được quá trình tái phát bằng cách chống những quá trình tiết nhiều acid và dịch vị. “Phải tiếp cận và giải quyết được tổng thể 5 khía cạnh trên thì theo tôi mới được gọi là triệt để”, PGS.TS Phạm Gia Điền nói.

Nhóm các nhà khoa học nói trên cũng chỉ ra: Thuốc Tây thường chỉ là đơn chất, người ta sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại để chế tạo hàng loạt hướng đến một công dụng cụ thể. Việc lờn thuốc rất dễ xảy ra, bởi khi dùng thuốc thời gian dài mà không hiệu quả thì cơ thể sẽ tự sản sinh kháng thể, dẫn đến thuốc bị lờn, mất đi tác dụng vốn có. Thứ nữa là thuốc Tây thường được sản xuất bằng các phương pháp hoá học, nên việc nó phản ứng với cơ thể người có thể tạo ra những tác dụng phụ nhất định mà chúng ta không thể kiểm soát hết. Trong khi đó thuốc Nam lành tính hơn thuốc Tây chính ở điểm này. Vì những bài thuốc Nam đều xuất phát từ các loài thảo dược trong thiên nhiên, thân thiện với cơ thể người, nên tác động của nó lên cơ thể sẽ tự nhiên hơn, ít tác dụng phụ hơn. “Vì vậy, để điều trị khẩn cấp thì dùng thuốc Tây, nhưng để hỗ trợ cơ thể phục hồi chức năng dạ dày, thuốc Nam là lựa chọn tối ưu”, PGS.TS. Phạm Gia Điền khẳng định như vậy.  

Với chứng viêm loét dạ dày, PGS.TS. Phạm Gia Điền khuyến cáo: Dù chọn mua các loại thuốc bán sẵn hay tự điều chế tại nhà, đều có thể mang đến tác dụng tốt cho việc hỗ trợ điều trị chứng đau dạ dày. Tuy nhiên, nếu tự điều chế, người dân cần lưu ý lựa chọn tỉ lệ của các loại nguyên liệu làm sao tối ưu hoá hiệu quả của những loài thảo dược đó, đồng thời tránh các tác dụng phụ. Tuy lành tính hơn thuốc Tây, nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách, thì những cây thuốc xuất phát từ thiên nhiên cũng có thể gây tác dụng phụ cho người bệnh. Như dùng nhiều lá khôi có thể gây suy nhược cơ thể, dùng không đúng liều củ bình vôi có thể gây táo bón...

KIM THANH

Tin cùng chuyên mục