Giải quyết nạn ùn tắc giao thông bắt đầu từ đâu

Cần có giải pháp đồng bộ

Nạn kẹt xe, ùn tắc giao thông ở TPHCM đang trở thành nỗi bức xúc, ám ảnh của mọi người dân mỗi khi ra đường. Để hiến kế cho TPHCM trong việc lập lại trật tự giao thông, từng bước giảm nạn ùn tắc, kẹt xe, hôm nay 27-10, Báo SGGP mở diễn đàn “Giải quyết nạn ùn tắc giao thông bắt đầu từ đâu”. Rất mong đón nhận được nhiều bài viết đóng góp ý kiến của bạn đọc, các nhà chuyên môn xung quanh vấn đề này
Cần có giải pháp đồng bộ

Nạn kẹt xe, ùn tắc giao thông ở TPHCM đang trở thành nỗi bức xúc, ám ảnh của mọi người dân mỗi khi ra đường. Để hiến kế cho TPHCM trong việc lập lại trật tự giao thông, từng bước giảm nạn ùn tắc, kẹt xe, hôm nay 27-10, Báo SGGP mở diễn đàn “Giải quyết nạn ùn tắc giao thông bắt đầu từ đâu”. Rất mong đón nhận được nhiều bài viết đóng góp ý kiến của bạn đọc, các nhà chuyên môn xung quanh vấn đề này.

Cần có gói giải pháp đồng bộ

Cần có giải pháp đồng bộ ảnh 1

Ùn tắc giao thông xảy ra mọi lúc, mọi nơi trong thành phố. Ảnh: C.H.T.

Làm thế nào để có gói giải pháp hữu hiệu trong việc giảm thiểu nạn kẹt xe ở TPHCM vẫn là câu hỏi lớn đặt ra cho mỗi chúng ta. Về nguyên nhân gây ùn tắc giao thông, theo tôi có 1 nhóm nguyên nhân chính và 4 tác nhân quan trọng.

Cụ thể, về nhóm nguyên nhân chính, đất nước chúng ta còn nghèo, TPHCM, mặc dù đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm, nhưng hiện tại vẫn là một TP có hạ tầng giao thông kém phát triển so với các nước ở khu vực Đông Nam Á.

Nhìn chung diện tích đường giao thông mất cân đối so với mật độ dân cư; loại hình phương tiện giao thông công cộng đơn điệu, nhưng luồng tuyến hoạt động lại rối rắm và chất lượng phục vụ kém nên tỷ lệ người sử dụng xe buýt rất thấp. Việc đầu tư cho công tác quản lý và phát triển hệ thống giao thông ở TPHCM có tăng mạnh trong 5 năm gần đây, nhưng vẫn bất cập so với mức tăng trưởng dân số và nhịp độ phát triển đô thị.

Quy hoạch kiến trúc và quy hoạch giao thông thiếu ổn định và đồng bộ. Biểu hiện rõ nhất là cho đến nay, TP vẫn chưa có được một quy hoạch phát triển hệ thống giao thông tổng thể rõ ràng và nhất quán để làm kim chỉ nam cho việc phát triển mạng lưới giao thông của TP với một tầm nhìn dài hạn. Trong điều kiện như vậy, hiện tượng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra là chuyện đương nhiên. Về bốn tác nhân làm tình hình ùn tắc giao thông thêm trầm trọng là:

+ Công tác quản lý trật tự giao thông đô thị của các cơ quan chuyên môn thuộc chính quyền TPHCM dù đã có nhiều cố gắng cải thiện nhưng vẫn còn yếu kém. Sau hơn 30 năm giải phóng chúng ta chưa xây dựng được một phương sách quản lý giao thông đặc thù cho một TP đông dân và có tốc độ phát triển nhanh nhất nước.

+ Thiếu sự tham gia đồng bộ của các ngành, các lực lượng xã hội trong việc phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan, nhằm làm giảm thiểu nạn ùn tắc giao thông như quy hoach đô thị, xây dựng hạ tầng, giáo dục ý thức công dân…

+ Lực lượng tham gia quản lý trật tự giao thông đô thị tuy nhiều (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông công chính, quản lý đô thị các quận huyện, lực lượng thanh niên xung phong…), nhưng năng lực chuyên môn và quyền hạn của đội ngũ này không đồng đều, thiếu sự phối hợp phân công trách nhiệm trong điều tiết giao thông nên hiệu quả thấp.

+ Người tham gia giao thông chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình đối với xã hội nên tình trạng vi phạm luật giao thông còn phổ biến. Ở những giao lộ trọng điểm, nhiều vụ ùn tắc lớn đã xảy ra, kéo dài nhiều giờ, mà nguyên nhân có thể chỉ bắt đầu từ hành vi vi phạm luật giao thông của một người vô ý thức…

Một giải pháp đồng bộ cả gói hầu giải quyết triệt để vấn nạn ùn tắc giao thông chắc chắn phải là một núi việc, đòi hỏi không ít thời gian, tiền bạc, tâm huyết của người làm quản lý, và cần lắm - một sự đồng thuận của toàn xã hội.

Trật tự giao thông đô thị luôn là một tiêu chí biểu hiện rõ nét nhất mức độ phát triển, năng lực quản lý của chính quyền và văn minh cư dân của đô thị ấy. Mỗi khi có dịp đi ra nước ngoài, thông qua hình ảnh về giao thông đô thị, chúng ta cảm nhận rất rõ điều đó. Vì vậy hãy làm một điều gì đó để góp phần giảm thiểu vấn nạn ùn tắc giao thông.

Tôi tâm đắc từ nhỏ, một câu hát trong bài ca Từ một ngã tư đường phố của nhạc sĩ Phạm Tuyên: “Đường phố của ta vẫn đang còn hẹp, nhường bước nhau đi đích xa cũng gần…”. Vậy việc đầu tiên dễ làm nhất khi ra đường, với mọi người, có thể chỉ là: Nhường bước cho người ở phía trước mặt mình, khi ấy, rất có thể đường cũng đã đỡ ùn tắc rồi. 

Kỹ sư HOÀNG MINH

Tin cùng chuyên mục