Hiểu lòng dân để chỉnh sửa và làm tốt hơn

LTS:
Hiểu lòng dân để chỉnh sửa và làm tốt hơn

Phản hồi loạt bài Kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

LTS: Đồng tình và tâm đắc với những vấn đề được nêu trong loạt bài Kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Báo SGGP, là quan điểm của rất nhiều bạn đọc gửi ý kiến đến Báo SGGP sau khi loạt bài này đăng tải. Báo SGGP tiếp tục trích đăng một số ý kiến tiêu biểu của bạn đọc.

Thiếu nhi tham gia gấp vỏ hộp sữa, để tái chế rác thải, bảo vệ môi trường tại SVĐ Quân khu 7. Ảnh: VIỆT DŨNG

* Đến với dân, lắng nghe và hiểu dân

Theo dõi kỹ loạt bài Kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Báo SGGP, tôi có nhiều điều tâm đắc và hoàn toàn đồng tình với những ý kiến các chuyên gia, trí thức trong các bài viết. Lịch sử dân tộc của chúng ta đã trải qua rất nhiều thăng trầm nhưng 84 năm qua dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời, lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, đem lại độc lập, thành lập nên một đất nước Việt Nam độc lập tự chủ như ngày hôm nay. Việc chúng ta xây dựng con đường chủ nghĩa xã hội là theo quy luật tất yếu của lịch sử, để làm cho cuộc sống của nhân dân không ngừng ấm no hơn, hạnh phúc hơn. Để có được độc lập tự do của ngày hôm nay, mảnh đất hình chữ S nhỏ bé kiêu hãnh trên bản đồ thế giới đã được dựng nên bởi mồ hôi, nước mắt và máu xương của biết bao thế hệ đổ xuống.

Đọc loạt bài, tôi lại nghĩ về cha mình và những người con yêu nước của Tổ quốc đã ngã xuống. Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, cha tôi không bao giờ bằng lòng về những gì ông đã cống hiến cho việc phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đối với ông, còn rất nhiều việc phải làm - nhất là việc bảo đảm quyền tự do, dân chủ của nhân dân, công bằng cho nhân dân bằng pháp luật bởi đây là biểu hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà Bác Hồ kính yêu đã chọn.

Ba mươi năm đổi mới, chúng ta đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - văn hóa - xã hội. Nhưng những thành quả mang lại đó dù vậy vẫn còn hạn chế khi hàng loạt vấn đề phức tạp, khó khăn, tồn tại mà đất nước cũng đang gặp phải đã cản trở bước tiến. Nói đến điều này, tôi lại nhớ đến lời tâm sự của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong một bài viết nhân ngày Quốc khánh khi đồng chí khẳng định: “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân”. Chủ tịch nước đã thẳng thắn nhìn nhận: “Biết ơn những thế hệ đi trước, chúng ta phải làm mọi điều có thể để đất nước phát triển. Tự hào với những gì đã làm được, nhưng chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc”. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều cũng nhìn thấy rõ những trở ngại, hạn chế, yếu kém đó và vẫn đang ra sức tháo gỡ, khắc phục nhiều năm nay. Nhưng trong điều kiện thế giới và khu vực đang phát triển như vũ bão hiện nay, chúng ta không thể cứ từ tốn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm mãi được.

Điều người dân quan tâm hơn lúc này có lẽ là chúng ta cần những bước đột phá mạnh hơn nữa, cần những “cú đấm thép” về cơ chế, về con người. Trong đó, phải tạo điều kiện để có được những cán bộ các cấp có năng lực, trình độ, tư duy tiên tiến, dám làm, dám chịu trách nhiệm với các quyết định của mình để nhanh chóng đưa đất nước tiến lên. Và những cán bộ này muốn có được “hậu thuẫn” mạnh mẽ, không cách nào khác ngoài việc đến với dân, lắng nghe và hiểu rõ ý dân để từ đó xây dựng các chính sách, ban hành các quyết định hợp thời.

Trên con đường tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, chúng ta phải biết tôn trọng, xây dựng tinh thần cởi mở để lắng nghe những ý kiến khác nhau với điều kiện những ý kiến đó không trái với lợi ích chung của toàn dân tộc. Để có thể lắng nghe được nhiều ý kiến như vậy, Đảng cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa để các tầng lớp nhân dân, nhất là những thành phần trí thức trong xã hội có dịp bày tỏ ý kiến của mình một cách thẳng thắn. Điều này hoàn toàn có lợi cho việc tăng cường khối đại đoàn kết, giải phóng tư tưởng, tăng cường sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân hơn.

NGUYỄN HỮU CHÂU
(Con trai Luật sư Nguyễn Hữu Thọ)

* Hãy là điểm tựa, tấm gương cho thế hệ trẻ

Tôi cũng như nhiều bạn trẻ khác được sinh ra, học hành, trưởng thành trong hòa bình, được đánh đổi bằng sự hy sinh anh dũng, bất khuất của lớp lớp thế hệ cha anh. Từ sau đổi mới (năm 1986) kinh tế, xã hội đất nước dần được cải thiện. Từ một nước nghèo, kinh tế kém phát triển, đến nay đã vươn lên nằm trong nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình, thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực châu Á, công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả ấn tượng được Liên hiệp quốc và thế giới đánh giá rất cao.

Dĩ nhiên, không phải mọi thứ đều hoàn hảo, bên cạnh những thành tựu, đất nước cũng còn bộn bề những khó khăn nội tại, còn bộc lộ nhiều yếu kém, bộ máy tổ chức chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, kỷ luật kỷ cương chưa nghiêm, nơi này nơi kia còn để xảy ra tham nhũng lãng phí nghiêm trọng, ít nhiều ảnh hưởng đến niềm tin, lý tưởng của người dân đối với tổ chức, bộ máy lãnh đạo đất nước.

Tuy nhiên, theo tôi, nhìn vấn đề gì cũng phải toàn diện, toàn cục và hiểu cho đúng bản chất sự việc. Đừng chỉ thấy hiện tượng quy thành bản chất. Tôi thấy hiện nay trong dư luận và nhất là trên mạng xã hội có nhiều ý kiến khác nhau, có người nặng về phê phán yếu kém, tồn tại của đất nước, mà thiếu đi sự góp ý xây dựng, đề xuất giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và phát triển đất nước, thậm chí có ý kiến phủ nhận toàn bộ kết quả đã đạt được trong suốt thời gian qua; hay có những người thờ ơ xem đó không phải chuyện của mình, chuyện của Nhà nước, miễn không ảnh hưởng quyền và lợi ích của mình…

Riêng tôi, là công dân trẻ trưởng thành với sự giáo dục của gia đình, xã hội, của tổ chức đoàn thể, qua thực tế công việc, tôi cảm nhận được sự tốt đẹp luôn hiện hữu trong xã hội này. Tôi biết ơn những cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ vùng đất, vừng trời, vùng biển của Tổ quốc, bảo vệ độc lập chủ quyền, bảo vệ an ninh trật tự để chúng ta có một đất nước thống nhất, vẹn toàn, để 90 triệu dân được sống bình an, hạnh phúc. Từ khi bắt đầu nhận thức được các vấn đề đang diễn tiến xung quanh, trên bình diện chung, tôi nhận thấy đời sống của gia đình tôi và người dân ngày một khấm khá hơn, đặc biệt từ sau năm 1986 đến nay. Đó là một kết quả cụ thể nằm trong mục tiêu chung của đất nước.

Qua các phương tiện thông tin, tôi cũng biết được chương trình Giảm hộ nghèo - Tăng hộ khá là một ví dụ, các cấp các ngành và người dân cùng chung tay giúp sức các hộ nghèo vượt qua khốn khó, vươn lên, thoát nghèo, các chương trình hỗ trợ nhà ở, khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí, chăm lo cho người dân từ người già không nơi nương tựa đến trẻ em cơ nhỡ đều được quan tâm, chăm lo cụ thể, thiết thực. Đó chẳng phải là sự từ tâm, bản chất tốt đẹp mà đất nước này đã và đang thực hiện hay sao?

Bên cạnh đó, sự việc tháng 5-2014 vừa qua, một nhóm người vì nhiều lý do bị kích động, biểu tình, đập phá, đốt xưởng thực sự vô cùng đáng tiếc. Thay vì hành động chống đối, phá hoại sao không cùng Nhà nước, các ngành các cấp bảo vệ chủ quyền, biển đảo thân yêu qua chính hành động cụ thể của mình. Riêng tôi rất đồng tình với Đảng và Nhà nước trong xử lý vấn đề đối ngoại với Trung Quốc thời gian vừa qua.

Nhân đây, tôi cũng có đề nghị đối với các cơ quan quản lý nên có định hướng thông tin báo chí, trung thực khách quan, hạn chế tình trạng một số tờ báo, nhất là các trang báo mạng điện tử giật tít câu khách, câu like… làm cho người dân bị ám ảnh xã hội chỉ toàn là mảng tối. Xã hội có thực sự như vậy đâu? Đó chỉ là một vài trường hợp cá biệt, cụ thể. Mảng sáng, những điều tốt đẹp cần được thông tin rộng rãi để nhìn nhận vấn đề một cách đầy đủ, phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, xã hội hiện nay có nhiều diễn tiến phức tạp. Hầu hết các quốc gia đều phải đối mặt với những khó khăn trong quản lý, điều hành đất nước. Là một người dân thay vì chê trách, phê phán, đả kích, nặng lời, sao không góp công, góp sức với tinh thần dựng xây đất nước ta tươi đẹp hơn, giàu mạnh hơn. Nếu ta nhìn ai đó với ánh mắt thù hằn, nghi ngờ, mất niềm tin thì làm sao có một không khí yên ổn để chuyên tâm làm việc của mỗi người. Sao không nhìn nhau với ánh mắt động viên, tin tưởng?

Dù ở đâu, là ai, học hàm học vị thế nào nhưng có chung hai tiếng “đồng bào”, “quê hương” sao không giúp nhau cùng phát triển? Riêng tôi tâm niệm, mỗi người trẻ sống phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình và tổ chức. Mong người đi trước luôn là điểm tựa, tấm gương cho thế hệ trẻ tiếp bước cha anh, gìn giữ độc lập và phát triển đất nước thân yêu.

Lê ThỊ Loan
(Đảng viên trẻ p.12, q.5, TPHCM)

- Hãy tôn trọng sự lựa chọn của nhân dân

Tin cùng chuyên mục