Biết sai để sửa mình

Điều 39 Luật Thanh tra đã quy định: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra và có trách nhiệm cung cấp kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu.

Điều 39 Luật Thanh tra đã quy định: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra và có trách nhiệm cung cấp kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu.

Hình thức công khai kết luận thanh tra bao gồm công bố tại buổi họp báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa lên trang tin điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên môn và cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.

Trong thời gian gần đây, trên trang tin điện tử của Thanh tra Chính phủ có đăng công khai kết luận thanh tra, kết luận kiểm tra giải quyết phản ánh, khiếu nại... Trong đó, cũng nêu cụ thể những ưu điểm, khuyết điểm và những hạn chế cần khắc phục của người đứng đầu chính quyền địa phương, ngành, sở liên quan trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại... Cách làm đó là cần thiết và có hiệu quả, thiết thực nâng cao ý thức trách nhiệm của các cán bộ lãnh đạo trong công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại; giúp các cá nhân, đơn vị nghiêm túc khắc phục sai sót, khuyết điểm. Song, thực tế ở nhiều ngành, địa phương hiện nay, việc công khai kết luận thanh tra chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp văn bản cho đối tượng thanh tra và cung cấp cho cấp trên khi có yêu cầu; chứ chưa mạnh dạn công khai qua việc họp báo, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và chủ động đưa thông tin lên trang tin điện tử. Việc thực hiện công khai kết luận thanh tra mới được thực hiện nghiêm túc ở cơ quan cấp trên, còn xuống cơ sở càng thực hiện sơ sài, chiếu lệ.

Việc công khai kết luận thanh tra làm tăng tính dân chủ trong công tác thanh tra, làm cho hiệu lực của thanh tra tốt hơn, minh bạch hơn. Thanh tra không những chỉ ra được cái sai, mà còn tạo điều kiện cho cá nhân, đơn vị vi phạm biết sai để sửa mình. Rất mong Điều 39 Luật Thanh tra sẽ được các ngành, các cấp, địa phương thực hiện nghiêm chỉnh.

NGUYỄN AN NHIÊN (quận 9, TPHCM)

Tin cùng chuyên mục