Tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường

Trong thời gian qua, ở các khu dân cư, có nhiều trường hợp hoạt động sản xuất gây tiếng ồn quá lớn, xả nước thải và khí thải ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe và cuộc sống cư dân chung quanh. Người dân làm cách nào để tố cáo các hành vi gây ô nhiễm môi trường?

Trong thời gian qua, ở các khu dân cư, có nhiều trường hợp hoạt động sản xuất gây tiếng ồn quá lớn, xả nước thải và khí thải ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe và cuộc sống cư dân chung quanh. Người dân làm cách nào để tố cáo các hành vi gây ô nhiễm môi trường?

Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã xác định nguyên tắc: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Đồng thời cũng quy định nếu tập thể hay cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường thì phải có trách nhiệm khắc phục và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Cấm việc che giấu hành vi hủy hoại môi trường. Chính vì thế, khi phát hiện một chủ thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường, công dân có nghĩa vụ tố cáo đến cơ quan chức năng có thẩm quyền, thực hiện quyền tố cáo được quy định tại Khoản 2 Điều 162 Luật BVMT.

Theo quy định tại Điều 143 Luật BVMT, tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm nêu trong đơn tố cáo, mà UBND cấp tỉnh - thành phố hoặc UBND cấp quận - huyện sẽ có thẩm quyền thụ lý và giải quyết. Đồng thời, căn cứ Luật Tố cáo 2011, Nghị định 76/2012/NĐ-CP và Thông tư 06/2013/TT-TTCP, việc tố cáo có thể thực hiện bằng đơn hoặc trực tiếp. Khi nhận được đơn tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý. Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý thì trong 10 ngày kể từ khi nhận đơn tố cáo phải tiến hành kiểm tra điều kiện thụ lý, rồi ra quyết định thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, nếu có yêu cầu thì phải thông báo lý do từ chối thụ lý giải quyết. Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đơn tố cáo phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu.

Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo, tiến hành các biện pháp thu thập thông tin, tài liệu cần thiết để làm rõ nội dung tố cáo. Phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo cần xác minh. Khi hoàn tất, người xác minh nội dung tố cáo phải kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý và gửi kết luận cho người bị tố cáo; gửi kết luận nội dung tố cáo cho cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan cấp trên trực tiếp

Luật sư NGUYỄN TRUNG TRỰC
(Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam)

Tin cùng chuyên mục