Những cuộc “thập tự chinh” mới ở Trung Đông

Mấy ngày qua, tình hình các nước xung quanh Syria chiếm diễn đàn thông tin nhiều hơn cả đất nước Syria đang bị cuốn vào nội chiến chưa có lối ra. Ngày 26-5, thủ đô Beirut của Lebanon bị pháo kích ngay sau khi lực lượng Hezbollah của Lebanon tuyên bố sẽ chiến đấu vì Tổng thống Syria Al-Assad cho đến chiến thắng cuối cùng. Sáng sớm ngày 27-5 miền Bắc Israel bị pháo kích từ miền Nam Lebanon. Trước đó, việc Israel và lực lượng Hezbollah pháo kích qua lại cũng như pháo kích tiêu diệt lực lượng của nhau ở cao nguyên Golan của Syria thường xuyên xảy ra. Còn pháo hạng nặng từ Thổ Nhĩ Kỳ cũng thường bắn sang Syria… Tình hình này cho thấy cuộc nội chiến Syria có nguy cơ bùng lên thành cuộc chiến tranh khu vực khi các thế lực đang cố gắng giành quyền lực thông qua cuộc chiến Syria.

Mấy ngày qua, tình hình các nước xung quanh Syria chiếm diễn đàn thông tin nhiều hơn cả đất nước Syria đang bị cuốn vào nội chiến chưa có lối ra. Ngày 26-5, thủ đô Beirut của Lebanon bị pháo kích ngay sau khi lực lượng Hezbollah của Lebanon tuyên bố sẽ chiến đấu vì Tổng thống Syria Al-Assad cho đến chiến thắng cuối cùng. Sáng sớm ngày 27-5 miền Bắc Israel bị pháo kích từ miền Nam Lebanon. Trước đó, việc Israel và lực lượng Hezbollah pháo kích qua lại cũng như pháo kích tiêu diệt lực lượng của nhau ở cao nguyên Golan của Syria thường xuyên xảy ra. Còn pháo hạng nặng từ Thổ Nhĩ Kỳ cũng thường bắn sang Syria… Tình hình này cho thấy cuộc nội chiến Syria có nguy cơ bùng lên thành cuộc chiến tranh khu vực khi các thế lực đang cố gắng giành quyền lực thông qua cuộc chiến Syria.

Đó chỉ là bề nổi của cuộc xung đột. Sâu thẳm bên trong xung đột khu vực, các chuyên gia cho rằng đang có 5 cuộc “thập tự chinh” mới bên trong vùng đất này. Cuộc “thập tự chinh” thứ nhất là cộng đồng người Hồi giáo dòng Shiite ở các nước Iran, Syria, và nó được xem là trò chơi của Iran. Quyền lực của cộng đồng này càng được củng cố khi Mỹ giúp lật đổ Saddam Hussein theo dòng Sunni để trao quyền lực cho người theo dòng Shiite. Và tự nhiên như bản chất của dòng Shiite, Chính phủ Iraq bắt đầu thân với Iran và Syria.

Cuộc “thập tự chinh” thứ hai là của cộng đồng Hồi giáo theo dòng Sunni gồm các nước từ Mali, Libya, Ai Cập, Jordan, Tây Iraq xuống bờ biển đầy dầu của vịnh Ba Tư và Ảrập Saudi. Đa số họ là đồng minh của Mỹ và phương Tây. Và đây là trò chơi của Ảrập Saudi. Họ ủng hộ người Sunni ở Syria chống lại Tổng thống Al-Assad theo dòng Shiite để giành quyền lực nhằm cân bằng quyền lực với dòng Shiite vì họ đã để mất Iraq vào tay dòng Shiite.

Cuộc “thập tự chinh” thứ ba là Đông Địa Trung, trò chơi của Israel. Israel đang bị cô lập trong khu vực nhưng không hề muốn bị thua kém. Sự hiếu chiến và không lùi bước của Israel chứng tỏ họ cũng muốn thôn tính khu vực bằng sức mạnh quân sự của mình. Bên cạnh đó, Israel khôn ngoan đang tìm cách mở rộng thị trường của mình ở các nước không có oán ghét mình nhưng đang bị EU (Liên minh châu Âu) xem như vật hiến tế cho cuộc khủng hoảng kinh tế. Đó là Hy Lạp - thành viên của EU. Israel đã tăng cường xuất khẩu dầu thô vào Hy Lạp sau khi Hy Lạp bị cắt nguồn dầu từ Iran do lệnh cấm vận của EU.

Cuộc “thập tự chinh” thứ tư là tư tưởng Hồi giáo trung dung, bao gồm các nước Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Lebanon. Đây là trò chơi của Ai Cập. Trong quá khứ, tư tưởng này được dẫn dắt bởi Thổ Nhĩ Kỳ với mô hình nhà nước dân chủ Hồi giáo, nhưng họ đã đánh mất vai trò của mình kể từ khi can thiệp không thành vào quá trình hoà giải ở Syria. Ai Cập hiện đang trở lại thành công vì họ chơi cuộc chơi trung gian hòa giải giữa các nước trong khu vực và các cường quốc.

Cuộc “thập tự chinh” thứ 5 là ý tưởng Đại Kurdistan của cộng đồng người Kurd trong khu vực, sinh sống khắp nơi từ Đông Syria, Bắc Iraq, Nam Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Iran. Đây lại là trò chơi của người Kurd ở Iraq với tư tưởng thành lập Nhà nước Đại Kurdistan có quyền lực trong khu vực. Họ dấy lên cuộc chiến tranh xuyên biên giới Iraq - Thổ Nhĩ Kỳ làm hơn 500 người thiệt mạng mỗi tháng.

5 thế lực này đang trỗi dậy mạnh mẽ để tranh giành quyền lực trong khu vực. Cuộc nội chiến Syria cũng là chiếc kính vạn hoa phản chiếu muôn hình vạn trạng 5 mâu thuẫn không thể giải quyết ở đây. Và chính 5 thế lực này đang lôi kéo các cường quốc như Mỹ, Nga, khối EU và Trung Quốc vào cuộc xung đột lớn hơn. Nhưng cũng có thể nói, việc các cường quốc chạy đua tranh giành ảnh hưởng và lợi ích ở Trung Đông là cuộc “thập tự chinh” thứ 6, làm cho vùng đất giao thoa giữa các nền văn hóa không bao giờ im tiếng súng.

VIỆT TRUNG

Tin cùng chuyên mục