Nhúng mã độc trong các phần mềm giả mạo

Tội phạm mạng đang tấn công máy tính bằng cách nhúng mã độc trong các phần mềm giả mạo và các kênh trực tuyến cung cấp những phần mềm này.  

 

 

Giả mạo phần mềm là vấn nạn toàn cầu
Giả mạo phần mềm là vấn nạn toàn cầu

Trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS) hôm nay công bố kết quả nghiên cứu mới, “Hiểm họa mạng từ phần mềm không chính hãng”,

Nghiên cứu chỉ ra tội phạm mạng đang tấn công máy tính bằng cách nhúng mã độc trong các phần mềm giả mạo và các kênh trực tuyến cung cấp những phần mềm này.  

Nghiên cứu được bảo trợ bởi Microsoft, được thực hiện tại Khoa Kỹ thuật Điện & Máy tính (ECE), khối Kỹ thuật, NUS, nhằm định lượng sự kết nối giữa các phần mềm giả mạo và lây nhiễm mã độc tại châu Á - Thái Bình Dương (CA TBD).

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng 100% các trang web cung cấp những đường link tải miễn phí phần mềm giả mạo sẽ phơi nhiễm người dùng trước rất nhiều hiểm họa bảo mật, bao gồm cả những quảng cáo với các chương trình mã độc. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 92% các máy tính mới, cài đặt các phần mềm không chính hãng cũng bị nhiễm các mã độc nguy hiểm.  

Nhúng mã độc trong các phần mềm giả mạo ảnh 1 Trang web cung cấp những đường link tải miễn phí phần mềm giả mạo sẽ dẫn đến bị tấn công mạng
Giả mạo phần mềm đã được ghi nhận là vấn nạn toàn cầu và cứ 5 máy tính tại Châu Á Thái Bình Dương thì có 3 là cài phần mềm không chính hãng trong năm 2016 (1). Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm giả mạo đang phơi nhiễm người dùng trước các hiểm họa đa chiều của tội phạm mạng.  

Và nghiên cứu mới phân tích trên 90 máy tính và máy tính xách tay mới cùng hơn 165 đĩa CD/DVD có phần mềm giả mạo. Mẫu vật được nhặt ngẫu nhiên từ các cửa hàng bán phần mềm lậu khắp các quốc gia châu Á bao gồm Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Sri Lanka, Bangladesh, Hàn Quốc và Philippines. Các nhà nghiên cứu cũng kiểm soát 203 bản copy phần mềm giả mạo tải về từ internet. Điều này phù hợp với xu hướng phần mềm đang được tải về ngày càng nhiều từ các kênh online.

“Những kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra sự thật là những nguồn không độc hại và không kiểm soát phần mềm giả mạo, đặc biệt trên internet, đang gây ra nạn lây mã độc tràn lan. Và từ kết quả nghiên cứu này chúng tôi muốn giúp người dùng nhận ra rằng các hiểm họa dù của cá nhân hay của doanh nghiệp sẽ tiêu tốn tài chính luôn luôn cao hơn so với việc họ tiết kiệm được khi đầu tư vào phần mềm giả mạo thay vì mua phần mềm chính hãng”, Tiến sĩ Biplab Sikdar, Giáo sư, Khoa Kỹ thuật Điện & Máy tính, Đại học Quốc gia Singapore chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục