Nước Nga có thể không suy thoái

Trong một thông báo hồi cuối tuần, Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này đã lên tới 17%, mức cao nhất từ trước đến nay và cảnh báo tỉ lệ này sẽ tiếp tục ở mức cao trong một vài tháng tới.

Trong một thông báo hồi cuối tuần, Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này đã lên tới 17%, mức cao nhất từ trước đến nay và cảnh báo tỉ lệ này sẽ tiếp tục ở mức cao trong một vài tháng tới.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho rằng, giai đoạn khó khăn nhất của kinh tế Nga vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015 đã qua. Ông Siluanov nhận định đã có những dấu hiệu ổn định nhất định, kinh tế Nga đang dần từng bước thích nghi với điều kiện mới. Mặc dù tỉ lệ lạm phát cao, nhưng với việc giá trị đồng rouble mạnh lên trong những tuần gần đây, ông Ulyukayev đánh giá tỉ lệ lạm phát tại Nga có thể hạ xuống dưới mức 10% vào cuối năm nay, so với dự đoán trước đó là ở mức 11% - 12%. Chính phủ Nga cũng đã dự báo nền kinh tế sẽ tăng trưởng 3% trong năm nay, so với mức tăng trưởng 0,6% trong năm 2014.

Theo số liệu của Bank Rossi, dù dự trữ ngoại hối đã giảm xuống còn 365 tỷ USD (thấp nhất 8 năm) nhưng chính phủ Nga vẫn đáp ứng được tất cả các khoản nợ trong vòng 2 năm tới. Hiện nợ của chính phủ Nga đang ở mức 16% GDP - thấp thứ 4 trong số 53 quốc gia mà IMF đang theo dõi. Tính từ cuối tháng 1 đến nay, đồng rouble đã tăng giá 12%. Theo giới quan sát, những con số này cho thấy kinh tế Nga dường như đã tỏ ra kiên cường hơn so với dự đoán. Ngày 19-3, phát biểu tại Tuần kinh doanh Nga do Hiệp hội các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga (RSPP) tổ chức, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tiếp tục tăng cường tự do hóa kinh doanh để vượt qua những khó khăn kinh tế bởi tác động của các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và phương Tây áp đặt đối với Nga và việc giá dầu thế giới giảm sâu trong những tháng qua. Tổng thống Putin cũng kêu gọi các tỷ phú và lãnh đạo doanh nghiệp đem tiền từ các tài khoản nước ngoài trở về nước theo đề xuất ân xá vốn (các chủ đầu tư mang nguồn vốn đến Nga sẽ không bị điều tra nguồn gốc số tiền đó, nhận được sự bảo đảm pháp lý vững chắc trước các cơ quan pháp luật Nga).

Sự cô lập về chính trị và kinh tế từ phương Tây đang buộc các nhà lãnh đạo Nga phải tìm ra hướng đi mới. Hiện tại, Nga chủ yếu tìm kiếm các nhà đầu tư đến từ châu Á và Trung Đông. Hãng tin CNBC ngày 15-3 cho biết khoảng 90% trong số 15 tỷ USD mà Nga đã huy động được là vốn từ khu vực này. Hàng loạt công ty Trung Quốc đang đầu tư vào Nga, giúp nước này giảm bớt những tác động tiêu cực từ lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới đây nhận định rằng, dự kiến kim ngạch thương mại giữa hai nước ​​sẽ đạt 100 tỷ USD trong năm 2015, so với 90 tỷ USD trong năm 2013.

Bất chấp lệnh trừng phạt từ phương Tây, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga vẫn tiếp tục tăng trưởng 0,6% trong năm 2014. Điều này cho thấy nền kinh tế nước này đã chứng tỏ có sức bền và khả năng kháng cự khá tốt, theo nhận định của báo Le Monde của Pháp số ra ngày 4-3. Có thể nước Nga đã tránh được suy thoái và kịp rút ra bài học từ những cuộc khủng hoảng trước đây, bất chấp việc các hoạt động kinh tế vẫn tiếp tục bị đóng băng. Mặc dù chưa thể tiên đoán hiệu quả của các chính sách mới, nhưng năm 2015 có thể là năm bước ngoặt đối với nước Nga.

HẠNH CHI

Tin cùng chuyên mục