Nuôi dưỡng ước mơ từ thực tế

Thanh Vân đã có trải nghiệm thú vị khi được làm giáo viên dạy tiếng Anh trong 2 ngày kiến tập tại ĐH Sài Gòn và Trường THPT Trần Đại Nghĩa. Với phong thái tự tin, Vân đứng lớp như một giáo viên thực thụ. 
Mai Nguyễn Hoàng Nam đã có 2 ngày kiến tập bổ ích tại ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
Mai Nguyễn Hoàng Nam đã có 2 ngày kiến tập bổ ích tại ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
Say mê nghề, sáng tạo, nhiệt huyết, dám thử thách… là những gì dễ nhận thấy ở các thí sinh cuộc thi Thực hiện ước mơ lần 5 trong hành trình thực sự bước vào môi trường làm việc ở các cơ quan, bệnh viện, trường học, công ty… trong thời gian qua. Chính ở những môi trường thử lửa này, tình yêu với ước mơ nghề nghiệp tương lai của các thí sinh càng được thắp sáng hơn.Trải nghiệm khó quên Ước mơ trở thành bác sĩ, thí sinh Nguyễn Hoàng Quỳnh (THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa - Vũng Tàu) chọn kiến tập tại Bệnh viện Bình Dân tại TPHCM). Tại đây, Quỳnh đã có những ngày khó quên. 
Nuôi dưỡng ước mơ từ thực tế ảnh 1 Huỳnh Thanh Nhật kiến tập tại ĐH Sài Gòn
Quỳnh được tiếp xúc, học hỏi kiến thức chuyên môn từ các bác sĩ của khoa Gây mê hồi sức – chuyên ngành mà Quỳnh quyết tâm chọn theo đuổi trong tương lai. Đặc biệt, Quỳnh được các bác sĩ tại bệnh viện cho phép Quỳnh có mặt trong những ca mổ để quan sát, hiểu hơn về công việc. Ngoài ra, trong quá trình kiến tập, Quỳnh còn được thảo luận về các vấn đề y khoa với những sinh viên Đại học  Y dược TPHCM. Ước mơ được đứng trên bục giảng là niềm ao ước chung của 2 thí sinh Nguyễn Đoàn Thanh Vân (Trường THPT Lê Hồng Phong, Lâm Đồng), Huỳnh Thanh Nhật (THPT Nguyễn Văn Tiếp, Tiền Giang). Cả 2 cô gái đã có những trải nghiệm khó quên khi được là cô giáo đứng lớp mà học sinh lại là những bạn cùng trang lứa, thậm chí là các sinh viên.
Nuôi dưỡng ước mơ từ thực tế ảnh 2 Nguyễn Hoàng Quỳnh được có mặt trong một ca mổ để quan sát, hiểu hơn về công việc tại Bệnh viện Bình Dân
Thanh Vân đã có trải nghiệm thú vị khi được làm giáo viên dạy tiếng Anh trong 2 ngày kiến tập tại ĐH Sài Gòn và Trường THPT Trần Đại Nghĩa. Với phong thái tự tin, Vân đứng lớp như một giáo viên thực thụ.  Để lớp học thêm vui nhộn, Vân đã chuẩn bị sẵn những món quả nhỏ: vài cuốn sổ tay, một vài cây kẹo mút, bánh, bút bi… ““Học trò” của em đã đọc đồng thanh thật lớn những gì em dạy. Đua nhau xung phong giơ tay phát biểu, bài tập đưa ra thì làm một cách nghiêm túc, học hết mình và chơi cũng hết mình… Và có lẽ điều làm em cảm thấy hạnh phúc nhất đó là khi được nghe các các bạn, các anh chị cảm ơn mình đã đến và truyền ngọn lửa nhiệt huyết cho họ tiếp tục theo đuổi đam mê của mình”. Em rất cảm động bởi em cũng là người được nhận ngọn lửa nhiệt huyết đó từ họ”. Còn Thanh Nhật lại có những buổi dự các tiết thực hành của lớp sinh viên tại trường Đại học Sài Gòn để học hỏi và trao dồi thêm kinh nghiệm để có thể chạm đến ước mơ của chính bản thân mình. “Bất ngờ hơn khi biết em may mắn được đứng lớp với tư cách một giáo viên dạy ngữ văn, trong khi bản thân em còn là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường”, Nhật hào hứng kể. Thí sinh Mai Nguyễn Hoàng Nam (Trường THPT Chuyên Bình Long, Bình Phước) với ước mơ trở thành kỹ sư điện tử đã có 2 ngày kiến tập bổ ích tại ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Nam đã được học lý thuyết điện tử căn bản, tham quan “Mắt thần” ,  tìm hiểu về máy pha cà phê Javi – Máy cà phê thuần Việt, thực hành làm một số thiết bị điện tử căn bản.  Nam chia sẻ: “Thời gian học và làm thực tế đã giúp em có nhận thức tốt hơn về công việc sau này cũng như có định hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp. Tác phong làm việc, tiếp cận thực tiễn để hiểu sâu hơn về công tác nghiệp vụ, tích lũy nhiều kinh nghiệm, không bị ngỡ ngàng với công việc sau khi ra trường, củng cố lập trường, nâng cao ý thức trong công việc… là những điều quan trọng em tiếp thu được”. Trong khi nhiều thí sinh muốn trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo viên thì Dương Thạch Thảo (Trường THPT Trấn Biên, Đồng Nai) lại muốn trở thành một kỹ sư nông nghiệp. Thạch Thảo đã được tham quan và thực hành tại Trại thực nghiệm Nông học ĐH Nông Lâm TPHCM. Ở đây, Thảo được thực hành rất nhiều công việc liên quan tới đặc thù nghề nghiệp như lai tạo giống cây  cao lương là bo bo (bằng nguyên tắc cách ly), tưới cây theo phương pháp tưới phân luống, tưới tiêu ruộng bắp.  Thảo chia sẻ: “Thảo luận với thầy, em được trình bày những suy nghĩ, hiểu biết của bản thân và được thầy giải đáp rất tận tình. Em nhìn thấy được ở thầy tinh thần của một người truyền lửa, truyền nhiệt huyết”. Dương Thạch Thảo có những trải nghiệm thú vị tại Trại thực nghiệm Nông học ĐH Nông Lâm TPHCM Khác hẳn với các thí sinh khác, Ngô Thanh Tâm (Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ) đã có những trải nghiệm thú vị khi được trở thành chiến sĩ phụ trách công tác tuyên truyền phòng cháy chữa cháy tại Phòng Cảnh sát PCCC số 1 ở Cần Thơ. Tâm được học cách tổ chức công tác tuyên truyền về PCCC và quy trình kiểm tra an toàn.  “Trong hai ngày, em đã đến rất nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, thậm chí là những phòng khám tư nhân để kiểm tra, hướng dẫn và tuyên truyền về PCCC. Một trong số các địa điểm em đến là trường Tiểu học Ngô Quyền. Ở đây, lần đầu tiên em đứng trước mọi người, những người lớn hơn em để hướng dẫn cho các thầy, cô sử dụng bình chữa cháy. Em đã trực tiếp cầm vòi chữa cháy. Vòi rất nặng, nhưng em cảm nhận được cái nặng ở đây không chỉ là sức nặng phương tiện mà nặng về tính mạng con người. Hàng trăm hàng ngàn sinh mạng con người trong biển lửa", Ngô Thanh Tâm chia sẻ.Tiếp lửa ước mơ Thời gian kiến tập ở các đơn vị đối với các thí sinh thật sự quý giá bởi ở đó hơn tất cả là niềm hạnh phúc khi “chạm” vào công việc ước mơ. “Ước mơ của em là một người lính cứu hỏa! Khi nghe câu nói này của em, nhiều người từng cười xòa lên: “Sao có thể làm được, nghe nó xa vời quá!”. Rồi người ta cười em là nữ mà lại theo ngành lính cứu hỏa. Nhưng đối với những người vững về chuyên môn thì họ sẽ không ngạc nhiên, bởi phòng cháy chữa cháy có hai nghĩa: phòng cháy và chữa cháy. Em quyết định đi theo công tác tuyên truyền phòng cháy”, cô gái nhỏ bé Thanh Tâm tâm sự khi được hỏi về ước mơ. Tâm lấy hết can đảm xin vào sở PCCC TP Cần Thơ để tìm hiểu thêm về ngành nghề mà em đang theo đuổi. Tâm nói: “Em biết rằng làm lính cứu hỏa không dễ, nữ làm lính cứu hỏa lại càng khó hơn nhưng với niềm đam mê mãnh liệt và lòng yêu nghề này trong em mãnh liệt quá. Thời gian kiến tập cho em nhiều kiến thức chuyên môn, nắm bắt cụ thể công việc sau này". Nhờ trải nghiệm thực tế, thí sinh Thanh Nhật cho biết đã thể hiểu được sâu sắc hơn nghề nghiệp mà em đang theo đuổi. “Em biết được rằng không phải chỉ cần có kiến thức là có thể làm thầy. Bên cạnh nền tri thức luôn không ngừng nâng cao thì một người giáo viên phải là một chuẩn mực từ tác phong, ngôn phong và quan trọng là đạo đức. Đứng trên bục giảng, cũng là lớp học nhưng không phải là một học sinh nữa mà là một giáo viên thật sự. Đến tận bây giờ cảm xúc của em vẫn còn gì đó chưa tắt hẳn”, Nhật tâm sự. Nhật cũng chia sẻ thêm: “Việc cho các bạn trẻ được tiếp xúc với nghề nghiệp một cách cụ thể chính là bước đà vững chắc nhất để các bạn có thể củng cố ước mơ, quyết tâm thực hiện nó một cách mạnh mẽ hơn. Lý thuyết và thực hành không hẳn giống nhau, nếu như cứ ngồi nghiền ngẫm sách vở mà không được một lần trải nghiệm thì sẽ không thể nào cảm nhận được cốt lõi thực sự của nghề nghiệp ta hướng tới”. Còn cô giáo tương lai Thanh Vân xúc động: “Là một học sinh lớp 12, để có được cơ hội chạm tay vào ước mơ của mình sớm như vậy, em cảm thấy thật may mắn. Đôi khi vì những lời nói của người xung quanh em đã tự hỏi mình rằng: “Mình có nên tiếp tục theo đuổi ước mơ nữa hay không?”.  Qua hành trình trải nghiệm, giờ em đã có thể chắc hắn hơn về việc mình sẽ là một giáo viên Tiếng Anh trong tương lai. Việc đứng trên bục giảng, nhìn khuôn mặt của mấy cô cậu học trò, được cùng các em nói chuyện, chia sẻ, tâm sự … thực sự là điều em rất mong muốn.  Cũng quá chính khóa trải nghiệm này, em đã nhận ra rằng mình còn nhiều thiếu xót và cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để hoàn thiện bản thân và trở thành một nhà giáo giỏi trong tương lai”. “Đã yêu nghề, muốn gắn bó với nghề, thì trước tiên “mình phải hiểu nó”. Được bước vào thực tế của ước mơ, em học được rất nhiều điều không chỉ đơn thuần là kiến thức nền tảng, thái độ học tập và làm việc, tinh thần yêu nghề... Chỉ cần một ý tưởng sáng tạo đột phá trong nghành nghề có thể đem đến một sự khởi sắc cho nông dân nên sau này em sẽ thật tâm huyết, không ngừng trau dồi học hỏi, tích lũy kiến thức”, Thạch Thảo cũng bày tỏ quyết tâm rất lớn sau quá trình thực tập.

Tin cùng chuyên mục