Phá dỡ tòa nhà 8B Lê Trực phải đảm bảo công năng và an toàn

Hiện TP Hà Nội đã hạ được toàn bộ tầng 19 của tòa nhà tại số số 8B Lê Trực. Để hạ tiếp các tầng tiếp theo thì cần phải thẩm định. Vì theo phê duyệt, tầng 14-18 phải xây giật cấp vào, nhưng chủ đầu tư đã không thực hiện đúng...

Ngày 22-11, Bộ Xây dựng cho biết đã giao Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Viện Khoa học công nghệ xây dựng (IBST) phối hợp với Sở Xây dựng TP Hà Nội và UBND quận Ba Đình tham gia ý kiến trong quá trình đánh giá phương án phá dỡ phần vi phạm tại Dự án số 8B Lê Trực.

Bộ Xây dựng yêu cầu, phương án phá dỡ phải  đảm bảo an toàn kết cấu chịu lực, công năng sử dụng cho phần công trình còn lại sau khi phá dỡ và đảm bảo an toàn công trình lân cận.

Phá dỡ tòa nhà 8B Lê Trực phải đảm bảo công năng và an toàn ảnh 1 Công nhân tháo dỡ phần sai phạm của tòa nhà 8B Lê Trực
Hiện TP Hà Nội đã hạ được toàn bộ tầng 19 của tòa nhà này. Để hạ tiếp các tầng tiếp theo thì cần phải thẩm định. Vì theo phê duyệt, tầng 14-18 phải xây giật cấp vào, nhưng chủ đầu tư đã không thực hiện đúng, dẫn đến việc cắt dỡ không thể làm nguyên tầng như đối với tầng 19, mà phải cắt từng phần.

Trước đó, UBND TP Hà Nội đã đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ mời thêm các nhà khoa học, các chuyên gia có kinh nghiệm nghiên cứu đánh giá góp ý phương án phá dỡ nhằm đảm bảo tính khả thi phù hợp với điều kiện thực tế công trình.

Liên quan đến xử lý vi phạm tại công trình này, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16-8, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã nhận trách nhiệm cá nhân trong việc chậm xử lý sai phạm tại nhà 8B Lê Trực đồng thời giải thích nguyên nhân của sự chậm trễ là do chưa đảm bảo độ an toàn của công trình này.

Tin cùng chuyên mục