Nhận diện tính đặc thù để có Luật Thủ đô

Sau một thời gian chỉnh lý, bổ sung, dự thảo Luật Thủ đô sẽ được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 10 của ủy ban diễn ra trong tháng 8 này. Với 4 chương, 33 điều, dự thảo mới nhất của Luật Thủ đô quy định cụ thể về chính sách xây dựng, phát triển và quản lý thủ đô; trách nhiệm xây dựng, phát triển và quản lý thủ đô; điều khoản thi hành… Phóng viên Báo SGGP đã trao đổi với TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội về vấn đề này.* PV:
Nhận diện tính đặc thù để có Luật Thủ đô

Sau một thời gian chỉnh lý, bổ sung, dự thảo Luật Thủ đô sẽ được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 10 của ủy ban diễn ra trong tháng 8 này. Với 4 chương, 33 điều, dự thảo mới nhất của Luật Thủ đô quy định cụ thể về chính sách xây dựng, phát triển và quản lý thủ đô; trách nhiệm xây dựng, phát triển và quản lý thủ đô; điều khoản thi hành… Phóng viên Báo SGGP đã trao đổi với TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội về vấn đề này.

* PV:
Thưa ông, một số nội dung trong dự thảo Luật Thủ đô trước đây còn lấn cấn. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

TS Phạm Sỹ Liêm

TS Phạm Sỹ Liêm

* TS PHẠM SỸ LIÊM: Tôi lại có quan điểm hơi khác. Quản lý dân cư không phải là câu chuyện riêng của thủ đô mà là chuyện của các TP lớn, ít nhất ở thời điểm này là Hà Nội và TPHCM. Đem việc của một đô thị đặc biệt ghi vào Luật Thủ đô kể ra cũng không hợp lý.

Nghĩ đến việc hạn chế người nhập cư bằng hộ khẩu vẫn là cách nghĩ mang hơi hướng bao cấp. Một đô thị hiện đại phát triển được có sự đóng góp rất lớn của rất nhiều người dân không có hộ khẩu gốc. Muốn người ta từ chỗ khác đến làm việc, đóng góp vào sự phồn vinh của đô thị nhưng lại không cho người ta quyền công dân đầy đủ thì có nên không? Mặt khác, dù không cấp hộ khẩu nhưng TP vẫn phải đáp ứng chỗ ăn ở, cấp nước, cấp điện, các dịch vụ y tế, giáo dục, môi trường cho họ. Xét ở góc độ kinh tế, những người lao động nhập cư, kể cả loại hình lao động đơn giản, làm việc ở TP vẫn tạo ra một giá trị cao hơn, đóng góp vào GDP cao hơn chính họ làm việc ở quê nhà. “Giàu ở quê không bằng ngồi lê Kẻ Chợ” mà.

* Tuy nhiên, kiểm soát được tốc độ gia tăng dân số của Hà Nội vẫn là việc không thể không làm, thưa ông? Từ 1986 đến nay, bình quân dân số Hà Nội tăng 2,2%/năm, riêng khu vực nội thành tăng 4,6%, mức tăng cao hơn cả TPHCM (4,3%). Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, đến năm 2020, Hà Nội sẽ có khoảng 11 - 12 triệu dân, vượt quá ngưỡng một đô thị cực nén. Hệ lụy thì chúng ta đều thấy: hạ tầng xuống cấp, tắc đường, môi trường ô nhiễm…

* Tôi không nói là không cần kiểm soát tốc độ gia tăng dân số. Vẫn cần có những quy định về người nhập cư khi cấp hộ khẩu thường trú, như phải có chỗ ở ổn định, có công việc và thu nhập ổn định ở một mức nào đó. Những người đến và đi theo mùa vụ không thể coi là “thường trú” ở thủ đô (dù khi tính toán các quy hoạch, kế hoạch vẫn phải tính đến họ). Nhưng đó có phải “đặc thù” của thủ đô không? Luật Cư trú cũng đang được kiến nghị sửa đổi theo hướng nâng thời hạn tạm trú từ 1 lên 2 năm mới được đăng ký thường trú (dự thảo Luật Thủ đô thời hạn đề nghị là 3 năm - PV). Sao không đưa quy định vào luật này và giao cho chính quyền TP quy định cụ thể hơn về các điều kiện cụ thể khác? Tôi được biết nhiều nước, như ở Pháp, không có Luật Thủ đô nhưng những quy định riêng cần có cho các đô thị đặc biệt, cho thủ đô, người ta đã đưa vào luật chuyên ngành. Như thế vừa thuyết phục hơn, vừa gỡ khó cho cả những đô thị không phải thủ đô nhưng cũng đang gặp vướng mắc tương tự.

* Vậy theo ông, đâu là những yếu tố đặc thù cần được quy định trong luật này?

Dự thảo Luật Thủ đô đã không được thông qua trong phiên làm việc cuối cùng của Quốc hội khóa XII, chiều 29-3-2011, do chỉ được 35,9% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.

* Một yếu tố then chốt là quy hoạch. Là thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan trung ương. Tôi chưa thấy có quy hoạch rõ ràng cho các cơ quan này, mặc dù vừa qua đã có một số cơ quan di dời ra địa điểm mới. Lẽ ra phải xác định rất rõ khi di dời là di dời đi đâu, chỗ cũ xử lý như thế nào? Không thể giao khoán việc bán cũ xây mới cho các cơ quan ấy tự làm. Rồi quy hoạch hệ thống bệnh viện, trường học trên địa bàn, hợp lý chưa, thực hiện thế nào? Chưa thấy luật nào quy định, trong khi giải quyết được việc này sẽ giảm sức ép dân cư rất lớn cho thủ đô, thậm chí lớn hơn việc hạn chế hộ khẩu.

Điều kiện then chốt để đảm bảo hoạt động đối với một chính quyền đô thị nói chung và thủ đô nói riêng là quyền tự chủ về tài chính. Hà Nội hiện cũng đã được hưởng một số quy định đặc thù, nay có cần thêm nữa không, đến mức nào? Hay như nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho thủ đô, cần đặc biệt coi trọng, vì đây là trung tâm đầu não chính trị. Tôi thấy ở nhiều nước có lực lượng cảnh sát đô thị trực thuộc thị trưởng. Họ có nhiệm vụ giữ gìn đô thị an ninh, trật tự, thân thiện hơn. Chúng ta phải tính xem cần thiết có lực lượng này không?

Một việc nữa là vai trò, vị trí của Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Bên cạnh việc phải quyết định rất nhiều vấn đề có liên quan đến cả nước, người giữ trọng trách ấy còn thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ giao tế của quốc gia khi chúng ta tổ chức những sự kiện quốc tế lớn, đón tiếp các vị nguyên thủ… Khi tiếp khách, ông (bà) ấy phải có hiểu biết về mọi chuyện quốc gia đại sự chứ không chỉ biết mỗi TP của mình. Vậy nên chăng người đó cũng được quyền tham dự các phiên họp chính phủ?

* Luật Thủ đô của Malaysia có điều khoản quy định về biểu trưng, “thị huy” riêng của thủ đô, ta có nên đưa quy định tương tự vào luật của ta không?

* Đó đều là những điều còn phải cân nhắc thêm, nhưng ý tôi muốn nhấn mạnh ở đây là luật phải nhận diện chính xác những gì thực sự là đặc thù của thủ đô để có quy định phù hợp, từ đó mới thuyết phục được các đại biểu Quốc hội về sự cần thiết và tính thực tế của việc ban hành Luật Thủ đô, tránh đi vào vết xe cũ. Phải nói thẳng là Pháp lệnh Thủ đô rất ít người nhớ và hầu như không hề vận hành được trong cuộc sống. 

ANH THƯ thực hiện

Tin cùng chuyên mục