Luật về hội và sự minh bạch tài chính

Là một dự án luật phức tạp, nên sau gần 10 năm trì hoãn, dự án Luật về Hội mới được đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội năm 2016. Bản dự thảo Luật này (vừa được Bộ Nội vụ công bố rộng rãi trên website chính thức của bộ) đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ các chuyên gia pháp lý.

Là một dự án luật phức tạp, nên sau gần 10 năm trì hoãn, dự án Luật về Hội mới được đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội năm 2016. Bản dự thảo Luật này (vừa được Bộ Nội vụ công bố rộng rãi trên website chính thức của bộ) đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ các chuyên gia pháp lý.

Trong khi cho rằng những quy định về việc thành lập và hoạt động của hội có phần còn bó buộc, luật gia Trương Hồng Quang nhấn mạnh, dự thảo luật có phần hơi dễ dãi về khía cạnh tài chính. Ông Quang phân tích: “Vấn đề quản lý tài trợ nước ngoài đối với hội hiện chưa được quy định trong dự thảo luật. Thực tế, hầu như chúng ta mới quản lý “đầu vào” của các nguồn tài trợ, còn khi đã tiếp nhận kinh phí, tài trợ của nước ngoài thì việc các hội sử dụng như thế nào, có đúng mục đích, đúng pháp luật hay không là một vấn đề còn bỏ ngỏ”.

Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa như hiện nay, có rất nhiều kênh tài trợ từ nước ngoài cho hội; trong khi công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước còn chưa chặt chẽ, tiềm ẩn những nguy cơ khó lường về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Theo ông Quang, ở một số nước Đông Âu đã từng xảy ra tình trạng lợi dụng hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế để tài trợ cho các hoạt động chính trị, lật đổ chính quyền. Bổ sung cụ thể các quy định về quản lý tài trợ nước ngoài đối với hội nhằm tăng cường hiệu quả giám sát, quản lý Nhà nước đối với hội, tránh việc sử dụng tài trợ sai mục đích, trái pháp luật; đồng thời bảo đảm cho hội hoạt động đúng định hướng, phục vụ lợi ích của hội viên và góp phần phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, chính sách về thuế đối với các hội cũng là vấn đề cần được xem xét, điều chỉnh. Có hai chính sách cần xây dựng: cho các hoạt động kinh tế của hội được hưởng ưu đãi thuế (vì lợi nhuận được sử dụng cho hoạt động của hội), đồng thời, miễn thuế cho các đóng góp tài chính và hiện vật của cá nhân, doanh nghiệp cho hội (tính vào khấu trừ thu nhập tính thuế thu nhập). Có như vậy mới tạo điều kiện để tăng sự tham gia của người dân và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề của xã hội, môi trường và bảo vệ quyền con người.

Cũng liên quan đến nguyên tắc tổ chức - hoạt động của hội là “tự nguyện, tự chủ, tự trang trải, tự chịu trách nhiệm”, vấn đề các hội có tính chất đặc thù cũng cần được xem xét toàn diện. Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, ở trung ương hiện nay có 28 hội có tính chất “đặc thù”, được phân giao biên chế, hỗ trợ về kinh phí hoạt động, phương tiện và cơ sở vật chất. Ở địa phương, có khoảng gần 9.000 hội đang hoạt động cũng là hội có tính chất “đặc thù”. Tổng biên chế hệ thống hội này lên đến gần 7.000 và sẽ gia tăng trong thời gian tới. Theo các chuyên gia pháp lý, dự thảo Luật phải khẳng định quan điểm đối với các hội có tính chất đặc thù. Nếu vẫn quy định về hội có tính chất đặc thù, cần theo hướng thu gọn các loại hội này, góp phần tinh giản biên chế, cải cách hành chính.

Anh Thư

Tin cùng chuyên mục