Phát triển nuôi cá biển công nghiệp ở Kiên Giang

Ngày 6-7, tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Hiệp hội Nuôi Biển Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo “Phát triển nuôi cá biển công nghiệp tại Kiên Giang”. 

Kiên Giang là tỉnh có diện tích ngư trường khá lớn, trên 63.000km2 với gần 200km bờ biển, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trổng thủy sản trên biển.

Tính đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 2.737 lồng bè nuôi cá trên biển, sản lượng trên 1.300 tấn, chủ yếu thả nuôi các loại cá mú và cá bớp.

Tuy nhiên, nghề nuôi cá lồng bè thương phẩm ở Kiên Giang vẫn còn quy mô nhỏ lẻ; bè nuôi có kết cấu thô sơ, chủ yếu tự chế bằng gỗ, luôn phải di dời tránh gió bão theo mùa; dịch bệnh khó kiểm soát, đầu ra sản phẩm thiếu ổn định. Vì vậy, phát triển mô hình nuôi cá biển công nghiệp sẽ tạo điều kiện để Kiên Giang khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế kinh tế biển.

Phát triển nuôi cá biển công nghiệp ở Kiên Giang ảnh 1  Kiên Giang có điều kiện thuận lợi phát triển nghề nuôi cá trên biển

Tại hội thảo, các ngành chuyên môn đã giới thiệu mô hình nuôi cá lồng bè trên biển bằng công nghệ tiên tiến nhập từ Na Uy. Đây là loại lồng nuôi chịu được sóng gió mạnh và thả nuôi được xa bờ.

Loại lồng bè này đã được đưa vào nuôi thử nghiệm thành công ở vùng biển Phú Quốc. Để phát triển hiệu quả, ngoài điều kiện tự nhiên, nguồn thức ăn và nguồn cá giống thả nuôi phải đa dạng, thì nghề nuôi cá trên biển cần tổ chức lại theo chuỗi liên kết từ lồng nuôi đến thị trường tiêu thụ. Sản lượng cá nuôi thương phẩm vừa phục vụ thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu.

Tin cùng chuyên mục