Phong cách nắm bắt thực tế

Người lãnh đạo càng ở vị trí cao thì điều kiện gần dân, nắm bắt thực tiễn cuộc sống càng ít hơn.
Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh Nguyễn Văn Tài (bìa phải) trực tiếp đến nhà ông Võ Văn Kim vào buổi tối để vận động việc giải phóng mặt bằng xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành Ảnh: VIỆT DŨNG
Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh Nguyễn Văn Tài (bìa phải) trực tiếp đến nhà ông Võ Văn Kim vào buổi tối để vận động việc giải phóng mặt bằng xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành Ảnh: VIỆT DŨNG
 Do vậy, rất cần có phương pháp để nắm bắt thực tế. Điều này rất quan trọng, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến việc mà người lãnh đạo cần có ý kiến. Thấu hiểu hơn ai hết điều đó nên sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý về phương pháp nắm bắt tình hình thực tế trong muôn màu phức tạp của nó.Đến những nơi bất ngờ Tất nhiên, một phương pháp như một thông lệ của người lãnh đạo là thông qua hệ thống báo cáo của các cấp, các cán bộ từ dưới lên, khi cần thì cử cán bộ xuống nắm tình hình thêm và về báo cáo lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng sử dụng phong cách này. Nhưng sự vật là luôn biến đổi, phức tạp và nhiều mặt, hơn nữa các cấp, các cán bộ lãnh đạo thường thích báo cáo thành tích, ít nói hay né tránh mặt khuyết điểm, mặt còn chưa tốt, thậm chí sai lầm kiểu tốt khoe, xấu che. 
Xem báo, đài là kênh quan trọng

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhiều phương pháp nắm bắt thực tế, nhưng chỉ xin nói thêm một phương pháp nữa là xem báo hàng ngày để nắm bắt tình hình. Khi phát hiện có vấn đề khuyết điểm, nhất là trầm trọng ở nơi nào đó, Người chỉ đạo cho kiểm tra xem xét, nếu đúng thì cần xử lý ngay. Hoặc thấy có gương tốt, sau khi cho xác minh là Người khen thưởng ngay, rất kịp thời để động viên nhân rộng.
Cho nên Chủ tịch Hồ Chí Minh có phương pháp đặc biệt để tiếp cận thực tế. Khi được mời hay cần đến nơi nào đó, Người có một cách độc đáo để nắm bắt tình hình là bất ngờ rẽ vào những chỗ, những nơi quan trọng, “nhạy cảm”, dễ bị che khuất mà lại thường có vấn đề, ít được quan tâm của cán bộ cấp dưới. Chẳng hạn, khi đến thăm Trường Đại học Nhân dân, Bác không đi thẳng vào khu Ban giám hiệu như theo hướng dẫn, mà đi xuống xem khu nhà bếp và hỏi han về chế độ ăn xuống của học viên, thậm chí còn đi đến khu vệ sinh của học viên xem sạch hay bẩn. Sau đó Người mới lên gặp Ban giám hiệu và nói chuyện ở hội trường.  Buổi nói chuyện hôm đó, ngoài động viên cán bộ, thầy cô giáo, nhân viên nhà trường, nói về nhiệm vụ phương pháp đào tạo cán bộ, thì Người nhẹ nhàng nhắc nhở (đại ý) rằng, khu vệ sinh học viên còn bẩn lắm, rằng cán bộ lãnh đạo cần phải quan tâm có biện pháp giữ gìn vệ sinh cho học viên hơn nữa, đồng thời đảm bảo chế độ ăn uống tốt hơn, đầy đủ theo chế độ đã quy định... Sau đó, những tồn tại, khuyết điểm nói trên của nhà trường đã được sửa chữa ngay. Đó là một bài học sâu sắc! Dám nhìn vào thực tế còn xấu  Vậy chúng ta học theo phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì noi gương, nhưng làm thế nào đây? Theo quan sát của bản thân tôi và báo chí đưa tin, hiện có không ít trường - nhất là cấp tiểu học và phổ thông cơ sở, nơi vệ sinh của học sinh còn rất dơ dáy. Thế mà khi cán bộ xuống thăm trường, có mấy ai quan tâm làm theo phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dù trong khuôn viên trường có câu khẩu hiệu “Học và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh”! Vấn đề này có thể suy rộng ra cho nhiều vấn đề khác trong cuộc sống và hoạt động lãnh đạo, quản lý. Cũng theo phong cách nói trên, khi xuống cơ sở, đi thăm các phong trào, Chủ tịch Hồ Chí Minh có con mắt rất tinh tường và chú ý quan sát xem thật giả thế nào khi cán bộ cấp dưới báo cáo, khoe thành tích, lấy giả làm thật. Có lần Chủ tịch Hồ Chí Minh xuống thăm một hợp tác xã, thấy chủ nhiệm khoe đàn lợn tập thể được nuôi béo tốt, số lượng nhiều; thế nhưng qua quan sát, nhận thấy chúng cắn, đuổi nhau rất dữ, Người đã phát hiện ra vấn đề và nhỏ nhẹ rằng, này các chú, các con lợn này lạ nhau hay sao mà chúng nó cắn và đuổi nhau dữ vậy? Nếu lợn một chuồng với nhau đã lâu thì sao lại vậy? Chủ nhiệm và cán bộ xã đỏ mặt, cúi gầm mặt không dám nhìn vào mắt Bác rồi lẩm bẩm ấp úng “dạ dạ, vâng vâng”, không dám nói gì vì đã bị lộ, bị Người phát hiện (mượn lợn của xã viên cho vào chuồng hợp tác xã để khoe lợn tập thể nuôi là rất tốt và rất thành công).  Còn nhiều chuyện nữa thể hiện phong cách sâu sát, phát hiện tinh tường, nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện mọi sự che giấu, góc khuất của thực tế, dám nhìn vào thực tế còn xấu, đau lòng mà chỉ ra để sửa chữa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hầu như mọi giả dối đều không qua được ánh mắt của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất ghét sự giả dối, che giấu khuyết điểm, sự thật và đã từng khẳng định: Nếu “che giấu khuyết điểm”, đó là “một đảng hỏng”.  Những người lãnh đạo trung thực, có bản lĩnh, năng lực, thường có phong cách nắm bắt đúng thực tế và biết xử lý thực tế phù hợp, có hiệu quả. Nhiều cán bộ lãnh đạo của chúng ta như vậy và đã học tập, làm theo gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng cũng không hiếm những trường hợp biểu hiện tâm không sáng, bệnh cá nhân chủ nghĩa, nói một đàng làm một nẻo, không chỉ xa rời thực tế, cưỡi ngựa xem hoa, nhắm mắt trước sự thật, hoặc bằng lòng với sự bị cấp dưới che mắt, từ đó xử lý oan sai, gây nên nhiều bức xúc của người dân. Khi người dân có ý kiến hoặc khiếu kiện lại không điều tra giải quyết, mà chỉ kính chuyển đơn thư lòng vòng, khiến “điểm nóng” vẫn xảy ra với hậu quả lớn. Đó là một nguyên nhân chủ yếu gây nên nhiều tổn thất lớn, nguy hiểm, không chỉ về của cải, con người, mà nhất là về niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta.

Tin cùng chuyên mục