Phỏng vấn một quyển sách giáo khoa


- Năm học mới đang đến, cảm giác đến trường của sách thế nào?

- Được đi học thì ai cũng vui, sách cũng thế. Nhưng chuyện mỗi năm học trò lên lớp lại phải mua một bộ sách mới là chuyện nặng tiền, nhất là với con nhà nghèo khó. Giá mà có cách để xài lại sách cũ của các lớp trên, học trò chỉ cần mượn sách của trường, thay vì phải mua mới. Chương trình năm nào cũng điều chỉnh, nên vòng đời của sách ngắn ngủi. Tính toàn xã hội, in sách mỗi năm cũng tốn bộn tiền.

- Ngoài chuyện tiền, còn là điều gì nữa?

- Số sách mà học trò phải cõng tới lớp mỗi ngày vẫn còn nhiều quá. Ở nhiều nước tiên tiến, chương trình học chỉ có sáu môn, có ba môn bắt buộc, còn lại là tự chọn. Chương trình thiết kế vừa sức, nên học trò mới có thời gian để chơi. Xứ mình học hành nặng nề, ngoài học chính còn phải học thêm, để quay cuồng thi cử. Học quá nhiều, chỉ sớm mụ mị đầu óc, có gì là hay. 

- Nhiều người cho rằng chương trình phổ thông như bây giờ, hình như để đào tạo các nhà bác học. Tiếng là cải tiến mà cái nặng vẫn y nguyên?

- Học tùm lum mà áp dụng chẳng là bao, là vô ích. Đó là chưa kể, sách giáo khoa vẫn có nhiều thứ lạc hậu hoặc trật chìa. Nếu không sớm làm mới toàn bộ chương trình phổ thông, sẽ kéo dài tình trạng học càng nhiều càng… ngố!                                                    

Tin cùng chuyên mục