Mùa Xuân trên vùng cao

Mùa Xuân trên vùng cao

Không biết tự bao giờ, cứ đến dịp Tết Nguyên đán, không ít “lãng tử Bắc hà” lại lang thang tìm đường lên núi. Có người đi từ trước Tết để đón giao thừa nơi đỉnh Lũng Cú, lại có người ăn Tết vội vội vàng vàng với gia đình rồi từ ngay chiều mùng một Tết đã tất tả ra đi. Đôi khi điểm đến không định trước, miền lên núi là thích lắm rồi.

Miền núi cao phía Bắc có sức hút kì lạ. Sức hút ấy không phải là  những dịch vụ hoàn hảo thời hiện đại, những sắc vẻ tân kì của nền văn minh đến từ Âu- Mỹ, mà nó hiển hiện ngay trong từng vách núi, từng thửa ruộng bậc thang, từ một không gian sương mù bảng lảng, một chén rượu bắp man mát hương rừng…, đến những nụ cười bất chợt của người đẹp miền sơn cước.

Lên Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), người ta như lạc vào một thế giới khác, thế giới của đá. Những cánh đồng đá bất tận thường ngày xám đen lạnh lẽo, khi Xuân về bỗng như mềm đi, được tô điểm bởi màu vàng roi rói của mùa hoa cải. Đá gắn bó với người nơi đây. Rất nhiều nhà còn giữ nguyên những vòng tường đá, sự tiếp nối của lối kiến trúc đã có ngàn năm tuổi.

Trong những khu nhà của đồng bào, nét đặc trưng rõ nhất là ở khoảng sân trước những túp nhà sàn, nhà trình tường (nhà đắp đất) thường có một gốc đào cổ thụ, hơi Xuân làm những cánh hoa mỏng manh nở tung rự rỡ. Không gian như ấm lại bởi sắc hoa đào.

Chợ tình không mở dịp Tết, nhưng thời điểm này có thể nói phiên chợ nào cũng là chợ tình cả. Người ta đến chợ để gặp gỡ, để trao nhau một nụ cười, một ánh mắt, uống với nhau chén rượu Xuân và rồi la đà trong men say bất tận của trời đất. Không chỉ Sa Pa, Khâu Vai, Mộc Châu có chợ tình, mà ở bất cứ nơi đâu ở miền núi cao phía Bắc những ngày Xuân cũng đều là những phiên chợ tình. Tình người, tình xuân.

Người ta ném còn, múa khèn, múa ô không chỉ trong các phiên chợ, mà còn dừng chân ngay trên một hẻm núi để giao duyên. Được nghe một tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng khèn lá, nghe một giọng ca trong vắt như nước chảy đầu non trong tĩnh lặng thâm u của núi rừng, lúc ấy ta mới cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp nguyên sơ của vùng văn hóa đặc sắc này. Và bỗng dưng thấy da diết một tình yêu cuộc sống…

Trịnh Thị Hạnh

Báo Xuân SGGP 2007 đến với cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang). Ảnh: Minh Điền

Báo Xuân SGGP 2007 đến với cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang). Ảnh: Minh Điền

Múa khèn (Lào Cai). Ảnh: Minh Điền

Múa khèn (Lào Cai). Ảnh: Minh Điền

Múa sạp ở Đền Thượng (Lào Cai). Ảnh: Minh Điền

Múa sạp ở Đền Thượng (Lào Cai). Ảnh: Minh Điền

Mùa hoa cải (phố Cáo, Đồng Văn, Hà Giang). Ảnh: Minh Điền

Mùa hoa cải (phố Cáo, Đồng Văn, Hà Giang). Ảnh: Minh Điền

Cúng cầu mưa của người Tày (Cao Bằng). Ảnh: Minh Điền

Cúng cầu mưa của người Tày (Cao Bằng). Ảnh: Minh Điền

Bán thổ cẩm tại chợ Sa Pa (Lào Cai). Ảnh: Minh Điền

Bán thổ cẩm tại chợ Sa Pa (Lào Cai). Ảnh: Minh Điền

Xuân về trên cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang). Ảnh: Minh Điền

Xuân về trên cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang). Ảnh: Minh Điền

Thắng cố trong chợ Bắc Hà (Lào Cai). Ảnh: Minh Điền

Thắng cố trong chợ Bắc Hà (Lào Cai). Ảnh: Minh Điền

Hoa đào và cải vàng điểm tô cho mùa xuân Tây Bắc. Ảnh: Minh Điền

Hoa đào và cải vàng điểm tô cho mùa xuân Tây Bắc. Ảnh: Minh Điền

Đường về bản (Đồng Văn, Hà Giang). Ảnh: Minh Điền

Đường về bản (Đồng Văn, Hà Giang). Ảnh: Minh Điền

Đường về bản (Đồng Văn, Hà Giang). Ảnh: Minh Điền

Đường về bản (Đồng Văn, Hà Giang). Ảnh: Minh Điền

Tường đá, hoa đào - đặc trưng ngôi nhà của đồng bào Mông trên cao nguyên Đồng Văn. Ảnh: Minh Điền

Tường đá, hoa đào - đặc trưng ngôi nhà của đồng bào Mông trên cao nguyên Đồng Văn. Ảnh: Minh Điền

Gieo trồng trên những cánh đồng đá mùa xuân. Ảnh: Minh Điền

Gieo trồng trên những cánh đồng đá mùa xuân. Ảnh: Minh Điền

Khèn môi gọi bạn tình. Ảnh: Minh Điền

Khèn môi gọi bạn tình. Ảnh: Minh Điền

Ảnh: Minh Điền

Ảnh: Minh Điền

Ảnh: Minh Điền

Ảnh: Minh Điền

Ảnh: Minh Điền

Ảnh: Minh Điền

Tin cùng chuyên mục