Chung tay xây dựng văn minh đô thị

Hàn Quốc giải quyết vấn nạn đại đô thị

Hàn Quốc giải quyết vấn nạn đại đô thị

Sau 40 năm đô thị hóa (1970 - 2010), Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể, xây dựng được những khu đô thị lớn, thu hút 88% dân số nhưng đồng thời cũng làm phát sinh những vấn nạn tiêu cực của các đô thị khổng lồ. Những vấn đề mà Hàn Quốc gặp phải trong quá trình đô thị hóa cũng tương tự những nước đang phát triển tại châu Á hiện nay.

Phát triển đô thị vệ tinh

Ngay từ năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra chiến lược phát triển đô thị bằng cách mở rộng vùng đô thị, song song đó là nâng cấp mở rộng các đô thị đã có. Một loạt các thành phố vệ tinh mới có quy mô vừa và nhỏ lần lượt được xây dựng, hình thành những thành phố có tốc độ tăng trưởng cực nhanh.

Chẳng hạn như thành phố Ulsan vào năm 1960 còn là một làng chài nhỏ bé với vài ngàn dân, nhưng sau 20 năm (đến năm 1980) đã trở thành thành phố lớn thứ 7 của Hàn Quốc, được cả thế giới biết đến với ngành công nghiệp đóng tàu, ô tô, công nghiệp điện tử. Việc xây dựng các đô thị vừa và nhỏ một cách kịp thời đã khiến Hàn Quốc tránh khỏi những đổ vỡ lớn mà các quốc gia khác gặp phải trong tiến trình đô thị hóa nhanh như ở các nước châu Á, châu Phi.

Tàu điện ngầm giúp phân tán lưu lượng phương tiện giao thông trên đường phố.

Tàu điện ngầm giúp phân tán lưu lượng phương tiện giao thông trên đường phố.

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Hàn Quốc đã có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đến quá trình đô thị hóa nông thôn, nâng cao tỷ lệ dân cư đô thị, đánh dấu trình độ văn minh hóa của đất nước. Kinh tế đô thị phát triển đã góp phần làm tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và nông thôn ven đô ở các đô thị lớn. Cơ cấu kinh tế nông thôn được chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp.

Điều này góp phần điều chỉnh cơ cấu các ngành kinh tế của các đô thị lớn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ trong giá trị tổng sản phẩm quốc nội. Chỉ tính riêng một số vùng đô thị lớn như Seoul, Pusan và Kungnam đã chiếm tỷ trọng 66% GDP chung của cả nước.

Ưu tiên nhà ở giá rẻ

Trong suốt 4 thập niên qua, Hàn Quốc đã đạt được tỷ lệ phát triển đô thị trước đây chưa từng có nhưng một trong những khó khăn chính trong tiến trình đô thị hóa tại Hàn Quốc là thiếu nhà ở, tính theo quy mô nhà ở trên tổng số hộ gia đình. Do đó, chính phủ đã nỗ lực tập trung vào việc tăng cường số lượng nhà ở cho hộ gia đình có thu nhập thấp bằng 4 phương thức:

Thứ nhất, cung cấp nhà ở công cộng. Tổ chức Nhà ở quốc gia Hàn Quốc (KNHC) là một tổ chức xã hội lớn nhất, được hình thành nhằm cung cấp các nhà ở công cộng Hàn Quốc. Chính phủ đã đầu tư một số vốn nhất định vào KNHC để đảm trách vấn đề phát triển nhà ở cho các gia đình có thu nhập thấp. Cơ quan này được thiết lập để hoạt động như một nhà đầu tư độc lập, hình thành dự án nhà ở và thu hồi vốn kinh doanh. KNHC được cho phép thu hồi đất để phục vụ chương trình xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Cũng như ở các nước công nghiệp khác, các thành phố của Hàn Quốc phải đối mặt với các vấn nạn như nạn ùn tắc giao thông và thiếu bãi đỗ xe. Để khắc tình trạng này, chính phủ đã áp dụng các biện pháp như quy định các tuyến đường chỉ dành riêng cho xe buýt và áp dụng thẻ giao thông nhằm cải tiến dịch vụ chuyên chở bằng xe buýt, từ đó khuyến khích những người có nhu cầu đi lại thường xuyên để ô tô riêng ở nhà.

Để quản lý có hiệu quả lượng ô tô, Hàn Quốc đã áp dụng thuế giao thông tại đường hầm Namsan, các khu vực hay ùn tắc, giảm phí tác động giao thông cho những người tham gia các chương trình làm giảm lưu lượng giao thông như luân phiên đưa đón nhau bằng ô tô, áp dụng khung phí đỗ xe linh hoạt cho phép các khu vực hay ùn tắc được thu lệ phí đỗ xe cao hơn các khu vực khác. 

Vì thế, KNHC có thể lấy được đất với giá cả do chính quyền địa phương quy định chứ không theo giá thị trường do chủ đất đưa ra. KNHC còn có nghĩa vụ phải xây dựng các khu nhà ở diện tích nhỏ, mà các khu này thường không đem lại mức lợi nhuận đáng kể nào. Để cân đối lại khoản thâm hụt này, KNHC đã tìm kiếm lợi nhuận bằng cách phát triển các dự án nhà ở cho người có mức thu nhập trung bình, tiến hành kinh doanh các dự án tại các thành phố lớn nơi nhu cầu tăng cao.

Thứ hai, cùng với việc cung cấp nhà ở công cộng, chính phủ bắt buộc các chủ đầu tư tư nhân cung cấp nhà ở giá rẻ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thu nhập thấp có nhà ở. Quy định về giá và các quy định về kích thước nhà ở là những phương tiện để chính phủ thúc ép các nhà đầu tư xây dựng nhà ở giá rẻ. Nhu cầu về nhà ở luôn vượt mức cung khi thực hiện hệ thống quản lý giá này, làm gia tăng tình hình đầu cơ nhà đất. Do đó, Chính phủ Hàn Quốc đã siết chặt quy định về việc bán nhà mới xây bằng việc buộc các căn nhà mới xây bán ra với giá ưu đãi chỉ cho những người tham gia vào chương trình gởi tiền tiết kiệm nhưng chưa có nhà và những người này không được phép bán hoặc cho thuê lại nhà mới của họ trong thời hạn thường là 2 năm.

Thứ ba, là kiểm soát diện tích nhà ở. Sự hạn chế kích thước nhà ở cũng là một điều cần thiết để giữ mức giá phù hợp. Các nhà đầu tư tư nhân cũng bị bắt buộc cung cấp các kiểu nhà diện tích nhỏ. Chính phủ đưa ra chiến lược sử dụng số lượng lớn các nhà đầu tư tư nhân để gia tăng nguồn cung cho thị trường nhà đất từ đầu những năm 1970.

Bên cạnh đó, các trợ giúp tài chính được mở rộng, dành cho khách hàng mua nhà, người thuê nhà cũng như các nhà đầu tư. Khoản cho vay được cung cấp cho những người chưa có nhà riêng muốn mua nhà với mức vay lên đến 70% tổng giá trị căn nhà hoặc 100 triệu won, với lãi suất 6,5% /năm. Ngoài ra, còn có chương trình tiền gửi Chonsei cung cấp các khoản vay để mua nhà cho những người làm công ăn lương, có thu nhập thấp nhưng chưa có nhà riêng. Những người có mức thu nhập thấp nhất được vay tới 70% vốn mua nhà, hưởng lãi suất 3% /năm.

Phát triển đồng loạt hệ thống giao thông

Nhằm khuyến khích và tạo điều kiện tối đa để người dân có thể sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng phát triển đồng loạt hệ thống giao thông gồm tàu điện ngầm, đường sắt, xe buýt, taxi. Hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Seoul là hệ thống tàu điện ngầm lớn nhất trong cả nước, chuyên chở khoảng 5,6 triệu lượt hành khách mỗi ngày.

Hệ thống này bắt đầu hoạt động từ năm 1974 và hiện nay có 8 tuyến với tổng chiều dài gần 287km và 263 ga, nối kết hầu hết các điểm đến trong khu vực trung tâm Seoul. 5 thành phố Busan, Daegu, Incheon, Gwangju và Daejeon cũng có hệ thống tàu điện ngầm. Năm 1985 tàu điện ngầm bắt đầu hoạt động tại Busan, ban đầu có 3 tuyến đường với tổng chiều dài 88,8km và 93 ga qua các khu trung tâm và ngoại ô chính, mỗi ngày chở trên 706.000 lượt người. Hệ thống tàu điện ngầm ở Hàn Quốc được trang bị hiện đại và nhanh chóng trở thành phương tiện giao thông công cộng được ưa chuộng nhất nhờ tính thuận tiện của nó.

Hệ thống đường sắt Hàn Quốc có 79 tuyến với tổng chiều dài gần 4.000km. Đường sắt đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa giữa các thành phố. Để việc đi lại bằng đường sắt được an toàn và hiệu quả, Cục Đường sắt quốc gia Hàn Quốc vận hành Hệ thống điều khiển giao thông tập trung (CTC) nhằm chỉnh đốn hoạt động giao thông ở các tuyến đường ngoại ô Seoul và các tuyến Gyeongbu, Jungang, Taebaek, Honam và Yeongdong với chiều dài tổng cộng 1.778km.

Tất cả các tuyến đường này đều được trang bị hệ thống dừng tàu tự động để tránh tai nạn. Loại phương tiện giao thông sử dụng trên các tuyến đường ngắn hoặc trung bình có xe buýt và taxi. Riêng xe buýt, có 3 loại xe chính phục vụ trên các tuyến đường trong khu trung tâm thành phố và các tuyến đường khác là xe buýt thành phố, xe buýt chở khách ra sân bay và xe buýt tốc hành. Ngoài ra là dịch vụ taxi với 2 loại taxi thường và sang, đáp ứng nhu cầu hành khách trong và ngoài nước.

Đô thị hóa ở Hàn Quốc gắn liền với quá trình công nghiệp hóa. Sau 5 năm đầu thực hiện đô thị hóa nhanh chóng, các thành phố lớn như Seoul, Pusan của Hàn Quốc đã trở thành nơi thu hút nguồn tài nguyên và lao động từ các vùng miền khác nhau trên cả nước.

Chỉ trong vòng 15 năm (1975-1990), các thành phố vệ tinh của Seoul đã tăng từ 4 (Kungnam, Uijeongbu, Anyang, Buchon) lên 11 thành phố (thêm các thành phố Gwangmyeong, Gwacheon, Guri, Siheung, Gunpo, Uiwang, Hanam). Đây được xem là thành tựu mà chưa quốc gia châu Á nào đạt được. 

NHƯ QUỲNH

- Thông tin liên quan:

>> Chung tay xây dựng văn minh đô thị: Kinh nghiệm từ Singapore

Tin cùng chuyên mục