Quần ngắn… xuống phố

Cách đây vài chục năm, ở xóm có cô bé chuyên mặc tà lỏn (quần ngắn) như con trai. Nguyên do là trước đó cha mẹ cô đã sinh 4 “công chúa”, khi mang thai cô cả hai đều mong mỏi có con trai nối dõi. Trời như trêu lòng người, lại lọt lòng ra một cô con gái cho gia đình ấy đủ “Ngũ long công chúa”. Từ đó gia đình cho cô mặc tà lỏn như con trai. Riết rồi cả xóm đặt cho cô bé biệt danh Sáu “tà lỏn” và “chết” tên đó đến bây giờ, dù đến tuổi trưởng thành, cô đã quay về với quần dài, áo bà ba thướt tha của thiếu nữ. 

Cách đây vài chục năm, ở xóm có cô bé chuyên mặc tà lỏn (quần ngắn) như con trai. Nguyên do là trước đó cha mẹ cô đã sinh 4 “công chúa”, khi mang thai cô cả hai đều mong mỏi có con trai nối dõi. Trời như trêu lòng người, lại lọt lòng ra một cô con gái cho gia đình ấy đủ “Ngũ long công chúa”. Từ đó gia đình cho cô mặc tà lỏn như con trai. Riết rồi cả xóm đặt cho cô bé biệt danh Sáu “tà lỏn” và “chết” tên đó đến bây giờ, dù đến tuổi trưởng thành, cô đã quay về với quần dài, áo bà ba thướt tha của thiếu nữ. 

Ngày xưa, cả xóm có một cô bé mặc tà lỏn ra đường đã là chuyện lạ, ngày nay chuyện ấy… bình thường thôi! Ra phố dễ dàng thấy Hương “tà lỏn”, Huệ “tà lỏn”, Lan “tà lỏn”… như một phong trào. Xem ra, từ quần ngắn ngày xưa “ám chỉ con trai”, còn ngày nay đã lạc hậu và thiếu chính xác. Quần ngắn dạo phố, vào siêu thị, bán hàng và cả đến các điểm học ngoài giờ cũng như vô tư ở chốn tôn nghiêm (đền, chùa...). Nói chung, tất cả các hoạt động đều có sự xuất hiện của quần ngắn khoe chân dài. Nhiều cô gái trẻ mặc quần ngắn củn cỡn như trêu ngươi, muốn “rửa mắt” mọi người. Quần ngắn đến nỗi không còn cách nào ngắn hơn, bó sát vào các đường cong cơ thể. Quái chiêu hơn khi có vài chỗ sờn vải. Nhìn vào muốn “ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái”!

Một cô giáo trường trung học cơ sở cho biết, tình cờ phát hiện một nữ sinh lớp cô phụ trách thường tụ năm, tụ ba với các bạn gái khác mặc quần ngắn lê la ngoài phố. Sức học cô bé suy giảm từ khá xuống trung bình và có chiều hướng tiếp tục… xuống. Cô liền mời phụ huynh đến để góp ý cách ăn mặc và chuyện học tập, nhưng khi mẹ cô gái đến trường, cô lại tá hỏa khi mẹ cô bé thản nhiên xuất hiện trong chiếc áo hai dây và quần ngắn. Rốt cuộc dự định góp ý về cách ăn mặc của học trò bị “á khẩu”, cô giáo chỉ biết nhờ gia đình chú ý chuyện học tập và giờ giấc ngoài phố của học sinh. Cô phân trần: Ăn mặc là chuyện riêng mỗi người, nhưng còn trẻ đã ăn mặc hớ hênh, mỏng manh dễ gây sự chú ý cho kẻ xấu phạm tội và còn nhiều hệ lụy khác.

THIỆN SƠN

Tin cùng chuyên mục