Ra mắt Tập sách “ Nụ cười chim sắt”

NXB Kim Đồng và CLB phóng viên trẻ NVH Thanh niên vừa tổ chức buổi giao lưu “Nữ biệt động Sài Gòn- Chuyện bây giờ mới kể” và ra mắt tập sách "Nụ cười Chim Sắt".  Dịp này, tác giả cùng nhân vật trong sách và bè bạn đã dành 100 cuốn sách  tặng bộ đội Trường Sa.
Ra mắt Tập sách “ Nụ cười chim sắt”

NXB Kim Đồng và CLB phóng viên trẻ NVH Thanh niên vừa tổ chức buổi giao lưu “Nữ biệt động Sài Gòn- Chuyện bây giờ mới kể” và ra mắt tập sách "Nụ cười Chim Sắt".  Dịp này, tác giả cùng nhân vật trong sách và bè bạn đã dành 100 cuốn sách  tặng bộ đội Trường Sa.

Buổi giao lưu về nữ biệt động Sài Gòn.

Buổi giao lưu về nữ biệt động Sài Gòn.

Nội dung tập sách mô tả người thật việc thật xuất hiện từ trong cuộc sống và chiến dấu hào hùng của dân tộc. "Chim Sắt" biệt danh của cô gái từng là một trong những phụ nữ đầu tiên gia nhập lực lượng Biệt động Sài Gòn và trực tiếp tham gia những trận đánh lớn lúc bấy giờ. Đó là cô Lê Thị Thu Nguyệt, sinh năm 1948 tại Tân Định, Sài Gòn, là nữ anh hùng từng lập nhiều chiến công. 11 năm, cô bị đày ba lần ra Côn Đảo, trải qua những tháng năm tuổi trẻ khốc liệt ở các nhà tù Sài Gòn, Biên Hòa, với những đòn tra tấn dã man của địch, nhưng vẫn giữ vững ý chí, phẩm chất và tinh thần đấu tranh cách mạng.

Để rồi hôm nay, người phụ nữ anh dũng đã từng lập nhiều chiến công hiển hách lẫn gánh chịu những mất mát to lớn không gì bù đắp được trong thời chiến ấy, đã trở thành người mẹ, người vợ thầm lặng, giản dị, nhỏ bé giữa đời thường.
 
Chân thật và xúc động, cuốn sách giàu tình tiết này tái hiện một phần cuộc đời từ ấu thơ tới những ngày tuổi xuân, một hành trình dài để làm nên số phận mang tên "Chim Sắt" không thể nào quên. Những nhân vật trong “Nụ cười Chim Sắt” lần lượt hiện ra, tạo ấn tượng cho người đọc. Số phận của họ được thể hiện không chỉ bằng lòng quả cảm, xả thân cho nghiệp lớn mà còn mang tính cách dung dị trong đời sống thường nhật lúc bấy giờ.

Nói về tác phẩm này,nhà văn Nguyễn Quốc Trung đánh giá: “ Câu chuyện này không hẳn thật mới, nhưng tại sao lại cuốn hút? Phải chăng tác giả biết chọn những trường đoạn, những chi tiết đắt nhất- phục chế được đời sống thị dân ở khu phố nghèo, đến miền Trung gió cát, nhà tù Côn Đảo…cùng những trận đánh đã đi vào trang sử, được kể với giọng điệu và ngôn  ngữ văn chương. Những nhân vật trong “Nụ cười chim sắt” lần lượt hiện lên, tạo ấn tượng cho người đọc. Số phận của họ được thể hiện không chỉ bằng lòng quả cảm, xả thân cho nghiệp lớn mà còn mang tính cách dung dị trong đời sống thường nhật lúc bấy giờ. Có thể nói rằng, khi nhà văn có tài phản ánh hiện thực, sẽ có tác phẩm hay”.


Thúy Anh


 
 

Tin cùng chuyên mục