Mùa bứt đót

Mùa bứt đót
Mùa bứt đót ảnh 1

Đót là loại cây bụi, mọc nhiều ở hai bên tỉnh lộ 604, kéo dài từ các triền sông, triền núi TP Đà Nẵng lên đến dốc Kiền giáp huyện Đông Giang (Quảng Nam)… Hằng năm, đến giáp Tết, từ ngọn đót “phụt” ra một bông dài, gọi là bông đót.

Từ mùng 10 tháng giêng (Âm lịch), bà con ở các xã đồng bằng như Hòa Phong, Hòa Tiến, Hòa Phú (Đà Nẵng)… hoặc bà con ở các huyện như Điện Bàn, Đại Lộc… (Quảng Nam) lên đây để bứt bông đót, rồi bán lại cho các cơ sở sản xuất chổi đót, hoặc dùng để quét vôi trong xây dựng.

Đót thường mọc từng bụi, lùm ở nơi có độ dốc cao nên người bứt đót phải trụ vững hai chân dưới trời nắng gắt. Đã thế, những lúc bứt đót già, bụi hoa bám vào người gây ngứa xót… Thông thường, người dân đi hái đót mang theo lương thực để ở lại gần rừng khoảng 7 ngày mới về. Bù lại, họ thu nhập cũng khá.

Anh Hứa Văn Hai, 42 tuổi, ở xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, cho biết: “Trung bình mỗi ngày tôi bứt được khoảng 50kg đót, nếu là đót tươi thì giá 2.000 đồng/kg, loại bông mới trổ và loại già giá 1.800 đồng/kg, đót khô thì 6.000 đồng/kg. Mỗi ngày sau khi trừ chi phí ăn uống, bình quân một người thu nhập khoảng 70.000-80.000 đồng”.

LÊ QUỐC KỲ

Tin cùng chuyên mục